Blog

  • Công thức làm món Mì Quảng Đạt Lạt siêu ngon

    Công thức làm món Mì Quảng Đạt Lạt siêu ngon

    Hôm nay Ambeauty xin phép chia sẻ công thức làm món Mì Quảng Đạt Lạt do chị Huỳnh Ngọc Mỹ Phương chia sẻ tại cộng đồng Yêu Bếp.. một món quá quen thuộc xuất xứ từ Quảng Nam… Nếu một anh bạn nước ngoài hỏi em rằng: “Mì Quảng có ngon không?” Em sẽ trả lời rằng: … Mì Quảng đứng trong top 12 món ăn của Việt Nam được công nhận giá trị Ẩm Thực Châu Á , bạn nên thử để hiểu nó đặc biệt đến mức nào nhé!

    Mỗi vùng miền đều có những món ăn rất riêng của nơi đó… Có thể cũng là một món nhưng mỗi nơi sẽ nấu theo một kiểu khác nhau, từ nguyên liệu cho đến cách nấu… Đà Lạt cũng vậy có rất nhiều món ngon từ nhiều nơi nhưng khi thưởng thức ngay tại Đà Lạt thì chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên!!! Sẽ có người khen ngon , lạ nhưng cũng sẽ có người không hợp khẩu vị… điều đó cũng bình thường bởi khẩu vị đâu phải ai cũng giống nhau, và nếu món ăn ấy lại có nguồn gốc từ nơi mình sinh ra thì dù đi đâu món ăn quê hương mình vẫn mãi là ngon nhất… vì tuổi thơ mình ở đó và gắn liền với những tô bún, tô mì hay những chiếc bánh nướng bên đường…

    Cách làm món Mì Quảng Đà Lạt

    *) Chuẩn bị nguyên liệu:

    – Mì quảng vàng (cách làm cuối bài) hoặc có thể đặt mua sẵn
    – Củ sắn
    – Hành tây củ
    – Hành tỏi bằm nhuyễn
    – Tôm khô loại ngon ngâm nước mềm
    – Sườn heo chọi loại ngon
    – Giò heo
    – Thịt bà chỉ
    – Thịt cốt lết
    – Gia vị: mắm, muối, bột nêm, mắm ruốc, đường phèn ( đường cát cũng được nhưng ko ngon bằng), bột ngọt( nếu ăn)
    – Hạt màu điều
    – Rau ăn kèm: – Rau xà lách carol( xà lách cứng) xắt nhuyễn – Rau tía tô xắt nhuyễn – Rau húng lủi – Giá – Bánh tráng nướng – Đậu phụng rang đập dập tạp độ béo khi thưởng thức – Ớt xào
    Lưu ý: Các loại rau trên thưởng thức theo mì quảng Đà Lạt , bạn có thể thay đổi hoặc ăn theo ý muốn nhé.

    *) Cách làm:

    – Củ sắn chọn 1 củ vừa , băm nhỏ hoặc xay nhuyễn( lượng củ sắn này cho 1kg thịt)

    – Hành tây bằm nhỏ hoặc xay nhuyễn( lượng hành tây cho 1kg thịt)

    – Hành tỏi băm nhuyễn

    – Tôm khô 1 lạng( lượng tôm khô này cho 1 kg thịt) ngâm nước mềm rửa sạch xay nhuyễn hoặc bằm nhuyễn.

    – Chọn loại thịt muốn ăn hoặc kết hợp tát cả với nhau ( sườn, giò heo, thịt cốt lết, ba chỉ ) rửa sạch với muối để ráo.
    Nếu nâu giò heo thì ko cần ướp, luộc trụng qua nước sôi trong vòng 2 phút và rửa sạch.
    Nếu nấu thêm sườn và cốt lết thì sẽ ướp phần thịt này, sau khi rửa sạch trụng qua nước sôi và rửa sạch lại với nước sau đó ướp hành tỏi băm nhuyễn , tí hạt nêm +nước mắm+đường+tiêu trộn đều. Mẹo trong việc ướp này là nêm đậm đà một tí để khi cho nước vào nấu là vừa đạt , thịt sẽ thấm ngon ko bị nhạt.
    Ba chỉ luộc qua vừa chín tới thì tắt bếp, không để quá mềm vì sao đó sẽ cắt ra và nấu tiếp trong phần nước mì quảng

    – Cho dầu phụng vào nồi , đợi dầu nóng thả hạt điều vào và tắt bếp , lắc nồi để trong vòng vài phút để màu điều ra hết màu đẹp. Sau đó vớt bỏ hạt điều.

    – Bật lửa lên phi thơm hành tỏi, cho giò heo ( sườn heo, thịt cốt lết) vào xào săn lại.

    – Cho tôm khô vào đảo đều

    – Cho củ sắn, hành tây vào cùng trộn đều tất cả đến khi thịt săn mọi thứ đồng nhất nghe mùi thơm.

    – Sau cùng cho 2 lít nước vào nồi, đợi sôi lại và vặn lửa nhỏ vừa thấy mặt nước sôi lăn tăn nhẹ là được. Tiếp tục nấu để thịt mềm.

    – Nếu đến khi thử thịt cảm thấy giò( Sườn, thịt cốt lết) gần mềm đạt thì cắt lát ba chỉ đã luộc cho vào nấu cùng.

    – Nêm nếm lại cho vừa ăn, lấy một lượng mắm ruốc ngâm với nước lạnh để lắng trong vớt phần nước trong nêm vào . Nêm làm sao khi thử có mùi ruốc thoang thoảng là đạt.

    – Phần nước nấu xong là khi phần củ sắn hành tây mềm nhừ nát trong nước tạo độ sánh trong nước, các loại thịt mềm vừa ăn , riêng ba chỉ mềm tan trong miệng là đạt.

    – Tất cả những nguyên liệu cần xay nhuyễn băm nhỏ ở trên lưu ý càng nhuyễn sẽ càng ngon vì sẽ hoà quyện tạo nên độ sánh cho nước.

    – Dầu ăn có thể dùng dầu nào cũng được nhưng dầu phụng sẽ làm mì quảng thơm ngon mùi vị đặc trưng hơn.

    – Hoàn thành xong phần nước mì. Cho mì ra tô , múc thịt giò( sườn, cốt lết, ba chỉ ) chan nước nhiều hơn một tí , rắc bánh tráng đậu phụng, cho ớt xào vào ăn cùng rau đã chuẩn bị , có thể chan thêm nước mắm ớt cho thêm phần đậm đà.

    *) Cách làm mì Quảng: 

    Công thức làm món Mì Quảng Đạt Lạt siêu ngon

    Mì quảng có thể đi mua sẵn, tuy nhiên sợi mì nhà làm sẽ dai ngon và không bị bỡ … cảm giác khi ăn sẽ ngon hơn rất nhiều và an toàn tuyệt đối … sợi mì cũng góp phần làm nên tô mì quảng ngon đúng điệu.
    – 600gr bột gạo tẻ tinh khiết
    – 160gr bột khoai tây
    – 40gr bột năng
    – 1.8 lít nước nhiệt độ phòng+ 1 muỗng cà phê nhỏ tinh bột nghệ tạo màu + vài hạt dành dành cho màu vàng đẹp khuấy tan tất cả ( có thể cho hoàn toàn bằng bột nghệ nếu là loại tinh bột nghệ thì mới tan hoàn toàn trong nước , nếu ko sẽ bị lấm chấm hạt nghệ không đẹp về thẩm mỹ, không thì cho vài hạt dành dành vào cho ra màu sau đó vớt ra rồi hoà bột)👉 hạt dành dành có thể mua ở chợ có rất nhiều, em dùng kết hợp tinh bột nghệ và hạt dành dành.
    – 1mcf nhỏ muối

    Lưu ý: Công thức này cho ra gần 2kg mì quảng tươi

    – Trộn đều tất cả nguyên liệu trên , bọc lại để qua đêm( bắt buộc để bột nở và tạo độ chua cho bột mới ngon , hoặc ít nhất 6 tiếng)
    – Ngâm đủ thời gian , chắc bỏ phần nước trong bên trên , bỏ đi bao nhiêu thì đong lại bấy nhiêu.
    – Khuấy đều và đi tráng bánh.

    +) Cách tráng mì: Tráng hơi sẽ cho bánh ngon nhất. Dùng nồi tráng bánh cuốn, tráng dày hơn bánh cuốn vì đây là sợi mì nên khi cho bột lên thì cho nhiều hơn … tráng cái đầu tiên xem độ dày bột ổn chưa điều chỉnh để đạt sợi mì vừa ý, bánh chín mang ra thoa dầu để qua một bên tiếp tục tráng bánh cho đến hết.

    Mua nối tráng hơn ngày nay rất đơn giản, các bạn có thể lên mạng tìm mua nhé, hoặc dùng miếng vải xô bọc lên miệng nồi để tráng bánh cũng được … các bạn lên mạng tìm hiểu cách bọc sao cho căng mặt vải để tráng bánh nhé( em dùng miếng vải bọc lên miệng nồi tráng bánh đó ạh) . Sơ lược qua là dùng một miếng vải xô cho lên mặt nồi, nhớ cho nước vào trước nhé( lượng nước vượt quá nửa nồi) dùng một sợi dây đủ dài để vòng qua vừa mặt nồi cột miếng vải cố định, dùng chiếc đũa móc vào phần dây bắt đầu xoắn vừa xoắn vừa kéo vải canh chỉnh cho mặt vải căng trên miệng nồi là xong, làm nóng một cái que sắt rồi đục vài lỗ trên mặt vải ( đục bên rìa ngoài cùng để có chỗ tráng bánh ở giữa) để hơi nước thoát hơi lên làm chín bánh.

    – Sau khi tráng mì xong đợi nguội hoàn toàn vài tiếng sau thật nguội mới cắt bánh ( dùng dao hay kéo cắt đều được) độ to tuỳ ý thích. Khi cắt gấp miếng bánh lại để cắt tuỳ độ to mà gấp nhiều lần.

    – Đừng vội thử bánh vì khi bánh nguội cắt bánh mới cảm nhận được đó là sợi mì vì khi nóng bánh sẽ dẻo … cảm giác ko giống sợi mì nhưng khi nguội cắt ra thì mới cảm nhận được thành quả.

    – Nói sơ qua về cách pha bột , bột mới sẽ hút nước út hơn bột cũ lâu ngày vì vậy khi pha nước và tráng bánh đầu tiên đợi bánh nguội nếu thử thấy bánh cứng thì cho thêm tí xíu nước để cho chiếc bánh ngon theo ý muốn ạh.

    Hoàn thành rồi một tô mì quảng thơm ngon an toàn tự tay làm chắc chắn sẽ làm cả nhà đều tấm tắc khen ngon khi thưởng thức … và tin chắc rằng sợi mì quảng nhà làm này sẽ rất đặc biệt nữa… mến chúc cả nhà thành công và hi vọng cả nhà sẽ yêu thích.

    Sưu tầm từ Huỳnh Ngọc Mỹ Phương chia sẻ

  • Cách làm nem công chả phượng cho mâm cỗ Việt

    Cách làm nem công chả phượng cho mâm cỗ Việt

    Ngày xưa Nem Công Chả Phượng còn được biết đến là một trong những món ăn ngon để tiến vua chúa. Chả phượng nằm trong nhóm tứ linh (Long – Lân – Quy – Phượng) mang đến nhiều may mắn, cát tường cho cả nhà trong năm mới, còn nem công thì tượng trưng cho sự tao nhã của ẩm thực cung đình Huế.

    Sự kết hợp của nem công và chả phượng sẽ giúp mâm cỗ ngày Tết thêm lung linh, đẹp mắt và sang trọng hơn. Ngày nay món nem Công chả Phụng có mặt hầu hết trong các mâm cỗ đám tiệc. Nó len lỗi vào các gia đình Việt. Cách làm nem công chả phượng rất đơn giản không cầu kỳ như bạn tưởng.Chỉ cần đôi tay khéo léo một chút trong cách bày trí cắt tỉa con chim Phụng còn chả thì làm rất đơn giản

    Hướng dẫn làm nem công chả phượng

    Chuẩn bị nguyên liệu:

    1 củ cà rốt
    1 trái dưa leo
    Ngò rí
    2 hạt tiêu đen

    Phần chả:
    1 củ cà rốt
    4 quả trứng gà hay vịt
    400gr giò sống
    1 muỗng canh bột năng
    100gr đậu que
    4 miếng rong biển
    Gia vị

    Thực hiện làm chả phượng:

    Bước 1: Trước khi làm chả phượng cần đem cắt tỉa đầu phượng: Bào sạch vỏ 1 củ cà rốt, cắt một đoạn cà rốt từ gốc lên trên khoảng 12 – 13cm. Cắt vát chéo hai bên cạnh từ đầu nhỏ xuống đầu to. Phía đầu nhỏ, cắt vát một đoạn tạo hình chữ V, kéo dài khoảng 4cm để tạo phần đầu và mỏ của phượng. Đặt dao bắt đầu từ phần đầu nhọn, lùi xuống khoảng 6mm, khứa lượn hình chữ C tạo phần thon của cổ phượng. Ở phần thân, cũng dùng dao nhọn khứa chữ C thon ngược lại với chữ C trước như trong hình để tạo sự uốn lượn của thân phượng. Dùng dao nhỏ khứa phần mỏ phượng, phần đầu gọt tròn. Lấy dao bào bào mịn các góc vuông cho mịn màng, hình dáng con công được hình thành như trong hình. Cắt một lát cà rốt dày khoảng 4mm, dùng dao đầu nhọn khứa tạo hình uốn lượn cho phần lông của đầu phượng. Dùng mẩu tăm nhỏ cắm phần cong vừa tạo lên đầu phượng.

    Bước 2: Đầu dao nhọn khoét hốc mắt rồi ấn hạt tiêu đã chuẩn bị để tạo mắt cho chim. Sau đó, dùng dao xúc hình chưa V nhọn khắp lên phần thân củ cà rốt để tạo lông vũ cho chim phượng. Đặt đầu chim phượng vào đĩa bầu dục hoặc đĩa tròn to, cắt vài lát hành tây bao quanh tạo cánh chim phượng. Đặt vài lát cà rốt bào mỏng phía trước và đặt ngò rí phía sau để tạo độ mềm mại khi tạo hình chim phượng. Cắt trái dưa leo làm hai, cắt từng lát mỏng chừa lại một phần rồi gập từng lát dưa leo vào để làm cánh

    Bước 3: pha trứng các bạn tách lấy lòng đỏ và lòng trắng riêng để tạo 2 hoặc 3 màu. Màu vàng tự nhiên từ lòng đỏ,cho thêm ít màu điều và hạt nêm,1muong canh bột mì quậy tan cho vào. Lòng trắng trứng cũng pha y như vậy với muỗng canh bột mì và hạt nêm.
    Cho chảo chống dính lên bếp, chảo nóng, cho dầu ăn láng mặt chảo rồi đổ phần dầu thừa ra chén. Trứng sau khi quậy tan lượt qua rây cho mịn, múc một thìa trứng sao cho lượng trứng đủ tráng một lớp mỏng kín mặt chảo. Để tráng được đều trước khi đổ trứng bạn phải hạ nhỏ lửa, cho trứng vào phải cầm cán chảo lắc tròn để trứng chạy tráng được kín mặt chảo. Thấy bề mặt trên của trứng chín lấy ra. Làm tiếp tục như vậy cho đến khi hết trứng.

    Bước 4: Giò sống trộn đều với 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ít hành tím phi thơm hoặc hành tím băm nhuyễn cũng được. Đậu que tước sơ, rửa sạch đem luộc chín. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vuông khổ khoảng 6mm, độ dài bằng đường kính của miếng trứng thì càng tốt, luộc chín.

    Bước 5: Trải miếng trứng tráng mỏng ra đĩa, để phần mịn hơn ra ngoài. Múc một thìa con giò sống láng một lớp thật mỏng lên trên để tạo độ kết dính cho các lớp tiếp theo.

    Bước 6: Cách cuộn chả phượng đẹp mắt: Đặt miếng rong biển tiếp lên trên, quết một thìa giò sống dày hơn vào giữa và đặt miếng cà rốt luộc như trong hình.

    Bước 7: Phủ lên miếng cà rốt vừa đặt một ít giò sống, đặt tiếp lên trên đấy đậu que luộc. Gập đôi miếng trứng đã được đặt nhân sao cho cà rốt và đậu que được bọc kín bởi lớp giò sống. Dùng tay ấn chéo miếng trứng để miếng chả khi cắt ra có hình giọt nước. Làm như vậy cho đến khi hết nguyên liệu. Thông thường 1 lát trứng tráng sẽ dùng 100gr giò sống gói bên trong.

    Bước 8: Sau khi gói xong cho chả vào nồi hấp từ 15 – 20 phút thì chín. Chả chín, cắt chả thành từng miếng dày khoảng 1cm để chuẩn bị bày.

    Bước 9: Xếp các miếng chả phượng chạy dọc hai bên thành đĩa như trong hình bạn sẽ thấy màu vàng của trứng, màu xanh của đậu, màu cam của cà rốt cùng với màu sáng của giò sống, màu sẫm của rong biển đan xen nhau sẽ tạo ra hình những chiếc lông chim phượng vô cùng bắt mắt.

  • Cách làm bánh tro (bánh nẳng) tại nhà

    Cách làm bánh tro (bánh nẳng) tại nhà

    Sau rất nhiều năm mới được ăn lại món bánh tro (bánh nẳng), cảm giác như cả bầu trời tuổi thơ ùa về… cái vị xưa vừa lạ vừa quen ấy cho e những cảm xúc rất khó tả ạ… Nhân cái lần đầu tiên làm thành công món bánh này thì em cảm thấy rất hưng phấn nên muốn chia sẻ với mọi người…
    Đối với những ai không thích đồ nếp, ăn lần đầu mà không chấm với mật sẽ nhận xét là vị sao mà lạ lùng thế, nhạt nhẽo thế… Nhưng em tin nếu ai đã từng ăn khi còn nhỏ, lớn lên xa nhà, xa quê hương rất lâu mới có dịp được ăn lại thì sẽ có cảm giác hoài niệm, thân quen, sẽ thấy vui trong lòng… như em vậy!

    Cách làm bánh tro (bánh nắng) đơn giản tại nhà

    Chuẩn bị nguyên liệu:
    – 1kg gạo nếp ( ngon nhất là nếp cái hoa vàng) nhặt sạch gạo tẻ lẫn trong gạo nếp.
    – Nước tro để ngâm
    – 1 quả gấc
    – 1 bó lá dong
    – Mật mía
    Hướng dẫn cách làm bánh tro
    Cách nấu nước tro:
    – Linh hồn của món bánh này chính là nước tro ngon. Làm bằng nước tro tàu cũng được nhưng không tốt cho sức khoẻ và không có mùi thơm đặc trưng của tro tự nhiên. Tro để làm bánh được đốt từ rất nhiều loại cây mà tuỳ vùng miền sẽ có những bí quyết khác nhau: Rơm nếp, cành xoan, cành vải, cây dền gai, vỏ bưởi, vỏ chuối sứ, vỏ đỗ ….. ( phơi khô, các loại cành thì phơi còn nhựa) đốt thành than sau đó sảy lọc lấy bột than hoà với nước cho vào thùng nhựa để ngâm ( tuyệt đối ko ngâm vào vật liệu thiếc, nhôm nhé) 1 ngày. Đảo 5-6 lần / ngày đầu tiên.
    Ngày thứ 2 hoà ít vôi bột vào theo tỉ lệ vôi = 1/3 bột than. Để 1-2 ngày cho bột lắng xuống đáy hớt phần nước vàng trong phía trên thì đó chính là nước tro tàu. Trước khi ngâm bánh thì thử xem nước tro có vị hơi mặn và tê đầu lưỡi thì đó chính là nước tro chuẩn.
    – Gạo nếp sau khi nhặt sạch hạt tẻ lẫn thì đãi nhanh qua nước, tránh đãi lâu quá ngấm nước lã. Sau đó xóc ráo ngâm nước tro theo tỉ lệ 1kg gạo = 1l-1,2l nước ngâm trong 22-24h ( 2 ngày cũng được) đến khi dùng ngón tay bấm thử hạt gạo thấy hạt gạo bở tơi là nước tro đã ngấm đủ vào gạo có thể sẵn sàng nấu.
    – Dùng 1 quả gấc ngâm với gạo tiếp trong 1h. Sau đó chắt nước tro đã ngâm vào 1 chậu nhựa. Còn gạo xóc lại với nước cho sạch nhớt.
    – Lá để gói có thể bằng lá tre, lá chít, lá chuối, lá dong. Nếu là lá chuối thì phải phơi còn lá dong thì phải luộc. Để phai bớt diệp lục của lá ( tạo màu xanh khi nấu bánh) nên rất nhiều bạn rõ là đã ngâm gạo nhưng nấu lại phai màu như bánh chưng khi khả năng cao là bạn đã bỏ quên công đoạn này.
    – Gói bánh chính tam giác hoặc bánh dài tuỳ mọi người, nhưng nhớ là GÓI LỎNG TAY ĐỂ BÁNH CHÍN CÒN CÓ CHỖ NỞ, mới dền bánh.
    – Lót lá ( đã luộc) xuống đáy nồi vài lớp sau đó xếp từng lớp bánh lên. Đổ hỗn hợp nước ngâm gạo có gấc ( nhặt bỏ sạch hạt) và nước cho đến khi mực nước cách mặt bánh khoảng 1-2 đốt tay. Đun nhừ bánh mất khoảng 5-6h. Nếu cạn nước thì chêm nước sôi TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHÊM NƯỚC LẠNH bánh dễ bị sượng.
    – Bánh chín bỏ ra xả qua nước cho nguội sau đó treo lên cho róc bánh. Ăn kèm mật mía hoặc chấm với đường.
     LƯU Ý : Tất cả đồ để làm bánh từ khâu chậu, rá, nồi nấu phải tuyệt đối không dính dầu mỡ. Nếu dính là bánh sẽ không chín được. Có thể thay gấc bằng nước luộc măng nhé.
    – Gạo ngâm qua nước tro tự nhiên thì nên xóc xả qua nước cho róc hãy gói còn nước tro tàu thì không cần.
     Yêu cầu: Theo công thức làm bánh tro như trên thì bánh phải có màu hổ phách. Bánh dẻo, dền không còn hình hạt gạo (còn là thành bánh chưng đó) Mọi người có thể dùng nồi áp suất để nấu cho nhanh cũng được nếu mình gói ít.
  • Ăn rau sắn có tốt không?

    Ăn rau sắn có tốt không?

    Ăn rau sắn có tốt không? Rau sắn là loại rau có thể sử dụng được cả củ và lá. Tuy nhiên, để bạn đọc không rơi vào hoang mang, chúng tôi sẽ giải đáp cặn kẽ nghi vấn: “Ăn rau sắn có tốt không?”. Bởi vì, trên thực tế không phải rau sắn nào ăn cũng đều tốt và không phải cứ tốt thì mọi đối tượng người dùng đều ăn được.

    Rau sắn là gì?

    Rau sắn thực chất là chỉ phần lá cây sắn, loài cây được trồng nhiều ở vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là tỉnh Phú Thọ. Cây sắn được biết đến với hai loại: sắn ta và sắn tây. Trong đó, lá sắn mà chúng ta vẫn thu hoạch và dùng làm thức ăn hàng ngày có nguồn gốc từ cây sắn nếp (sắn ta).

    Tuy nhiên, đặc trưng của loại rau sắn mà chúng ta đang nói đến ở đây rất đặc biệt. Nó không phải là phần ngọn của những cây sắn nếp trồng bạt ngàn trên các quả đồi chuyên thu hoạch củ mà thực tế nó là búp non của cây sắn ta trồng bờ, trồng bụi quanh nhà chỉ chuyên hái lá.

    Điều này xuất phát từ đặc điểm phát triển của cây sắn. Cây gồm hai bộ phận: phần lá và phần củ. Nếu dưỡng chất tập trung nuôi lá non, mềm thì củ sẽ không năng suất, ngược lại, nếu tập trung chất dinh dưỡng để tạo tinh bột trong củ thì lá sẽ già và cứng. Do vậy, người nông dân phải xác định được mục tiêu cốt lõi trồng trọt của mình là gì để có định hướng chăm sóc, phát triển phù hợp. Vì thế, bạn muốn thu hoạch lá rau thì không thể hái đại trà từ loại sắn trồng đồi tốt củ được.

    Ăn rau sắn có tốt không?

    Rau sắn có chứa hàm lượng protein, khoáng chất, vitamin và chất xơ đáng kể. Chính vì thế, nếu dùng làm thực phẩm ăn uống, nó sẽ có lợi ích cho cơ thể. Khi chế biến cùng thực phẩm khác, nó thơm ngon, lạ miệng, kích thích vị giác khiến người dùng ăn ngon hơn, từ đó giúp tăng cân, bổ sung dưỡng chất.

    Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng: không phải lá sắn nào cũng nên ăn. Bạn chỉ nên ăn lá sắn nếp (cây sắn ta), hái phần búp non, tránh lá già xơ cứng. Loại sắn tây, lá màu tím thì không nên sử dụng vì nó chứa nhiều nhựa, dễ gây say, đưa vào cơ thể sẽ không tốt và ăn cũng sẽ không ngon miệng.

    Dù tốt là thế nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp để thưởng thức loại rau này, nhất là khi rau sắn được muối chua lên rồi thì bà bầu và người rối loạn đông máu nên hạn chế sử dụng. Riêng với người có thể trạng bình thường, bạn cũng cần cân đối hàm lượng rau sắn nạp vào cơ thể để tránh say sắn hoặc dư thừa chất.

    Món ngon từ rau sắn muối chua – đặc sản Phú Thọ

    Rau sắn Phú Thọ có thể chế biến thành nhiều món và mỗi món có một hương vị riêng, hấp dẫn riêng. Chúng ta có thể đem luộc hoặc xào như bất kỳ một loại rau xanh nào khác. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là rau sắn muối chua. Món ăn tưởng chừng dân dã này đi qua bàn tay khéo léo của người trung du, đồi núi Phú Thọ lại bỗng chốc biến thành thứ đặc sản được nhiều người săn đón.

    Mùi vị ngai ngái, nồng nồng của rau sắn pha chút thanh thanh, chua chua rất vừa miệng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc ngợi khen. Người đi xa thì mau chóng muốn quay về quê hương để được thưởng thức bát canh rau sắn muối cho thỏa nỗi nhớ, cho “đã” cơn thèm.

    Từ nguồn rau sắn muối chua đó, sau này, khi điều kiện kinh tế dư giả, người ta tiếp tục chế tạo thành nhiều món ngon bằng sự kết hợp khác nhau như: canh dưa sắn muối chua nấu cá, cá kho rau sắn muối chua, chân giò ninh rau sắn muối chua, rau sắn muối chua xào tỏi… Về cơ bản, chúng đều rất hấp dẫn và tròn vị.

    Rau sắn có thể ăn được và nó mang đến tác dụng tốt cho đời sống con người. Bởi vì, nó cũng là một loại rau nên chứa hàm lượng chất xơ đáng kể. Do đó, bạn đọc hãy tham khảo trọn vẹn bài viết của chúng tôi để hiểu rõ về thực phẩm này./.

  • Cách nấu rau sắn muối chua ngon của người Phú Thọ

    Cách nấu rau sắn muối chua ngon của người Phú Thọ

    Người Phú Thọ có cách nấu rau sắn muối chua riêng tạo nên hương vị ngon độc đáo mà cho đến ngày nay, có thể một số vùng miền khác tại miền Bắc có trồng rau sắn cũng học tập nhưng không sánh được. Vậy bí quyết nấu ăn của họ là gì thì mời bạn đọc cùng theo dõi tại bài viết này của Ambeauty nhé!

    Bí quyết trong cách nấu rau sắn muối chua ngon của người Phú Thọ

    Để có được món ngon từ rau sắn muối chua, trước tiên, chúng ta cần đảm bảo từng nguyên liệu đầu vào phải thật sự chất lượng. Trong đó, rau sắn là thành phần quan trọng nhất.

    – Bí quyết chọn lá sắn:

    Rau sắn muối chua được sử dụng để kết hợp trong các chế biến này phải đạt đến vị chua vừa đủ độ, lá sắn muối ngả vàng óng đẹp, không dập nát. Muốn đạt được chất lượng thành phẩm đó, ngay từ khâu chọn lá, người dân Phú Thọ đã phải đặc biệt cẩn trọng.

    Tương truyền, lá sắn đem muối chỉ hái nguyên phần ngọn non, cùng lắm là xuống đến 2-3 lá bánh tẻ. Các búp non này phải lựa kỹ càng từ những cây sắn mọc trên bờ, bụi thấp quanh nhà, ưu tiên rau sắn nếp (cây sắn ta) chứ không ngẫu nhiên dùng đại trà ngọn sắn trồng trên các quả đồi chuyên phục vụ thu hoạch củ.

    Đặc biệt, người ta thậm chí phải săn tìm những búp non ưu tú còn nguyên lớp phấn phủ trên đầu ngọn cây. Đó mới chính là những lá sắn giá trị nhất. Chính vì thế, rau sắn muối ra mới đảm bảo độ mềm hoàn hảo.

    – Bí quyết muối dưa sắn:

    Qua bước hái rau sắn đầu tiên, người ta tiếp tục triển khai đến công đoạn sơ chế để đưa vào muối. Nếu không phải người dân gốc bản địa với kinh nghiệm làm nghề thực tế thì có lẽ không ít độc giả nghĩ rằng: muối rau sắn cũng đơn giản và tương tự như muối dưa chua.

    Thực tế, nói là đơn giản cũng đúng mà nói phức tạp, cầu kỳ cũng không sai. Với ai biết làm, nó dễ, còn với người không khéo léo lại tự nhiên trở nên khó. Như muối dưa cũng vậy, đâu phải ai muối cũng thành công và đâu phải cứ ăn được là đều ngon như nhau.

    Rau sắn có chứa nhựa nên yêu cầu cao của giai đoạn sơ chế là phải vò cho kỹ để loại bỏ. Điều quan trọng là phải vò làm sao cho thật khéo để rau nhục mà vẫn không bị dập nát, biến dạng. Sau đó, chúng ta mới đem rau đã vò rửa sạch lại nhiều lần với nước rồi cho vào chum, vại muối. Nước dùng để muối rau phải là nước đun sôi để nguội, lượng muối cho vào hòa cùng cũng phải vừa đủ để mẻ rau không hỏng hoặc khi được ăn, rau không bị nổi váng cũng không bị mặn.

    Người Phú Thọ có đôi tay rất khéo léo và cẩn thận. Vì thế, các bước đều được thực hiện rất nhanh chóng và đảm bảo. Ngoài các bí quyết nói trên, khi được hỏi, họ không ngần ngại chia sẻ rất thực thà rằng: rau sắn muối chua ngon nhất là được muối theo phương pháp truyền thống và để trong loại chum sành. Sau khi đã cho vào chum, đổ nước và nén lại thì nên đem phơi nắng từ 2-3 ngày. Thế mới biết, công đoạn muối dưa sắn không hề “nhàn hạ” như ai đó vẫn lầm tưởng.

    Một số món ngon hút khách từ rau sắn muối chua Phú Thọ

    Sau khi hoàn tất và có được mẻ rau sắn muối “ra lò” đạt tiêu chuẩn, người ra tiếp tục chế biến thành các món ăn bổ dưỡng khác nhau. Trong đó, nguyên liệu kết hợp điển hình nhất là cá và xương lợn.

    – Rau sắn muối chua nấu cá

    Từ dưa sắn muối chua bạn có thể chế biến nhiều món ăn dân dã, như: Rau sắn hầm xương, hầm chân giò, nấu canh cá, xào tỏi, nấu với lạc giã dập… Canh rau sắn nấu cá có vị hơi chua thanh của rau sắn, vị ngọt tự nhiên của cá… Một món ăn hấp dẫn trong những ngày hè nóng nực.

    Cách nấu rau sắn muối chua với cá siêu ngon các bạn theo dõi từng bước sau: nhé

    I) Chuẩn bị Nguyên liệu: 

    – 1 bát tô rau sắn muối.

    – 1-2 khúc cá (hoặc đầu cá trắm)

    – Tóp mỡ

    – 3 củ hành khô;  1-2 quả ớt (tùy chọn); 1 quả cà chua.

    – Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm….

    II) Hướng dẫn chế biến: 

    – Cá cắt khúc hoặc đầu cá chà muối hạt, chanh rửa sạch.

    – Ướp cá với một thìa canh hành khô băm, 1 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm tối thiểu 15 phút.

    *) Cách làm tóp mỡ ngon cho vào canh rau sắn: Cho chút dầu ăn vào chảo, cho mỡ vào chiên ở lửa vừa. Đảo thường xuyên cho tới khi tóp ngả vàng đều, vớt ra, phần mỡ lợn để riêng dùng cho các món xào nấu sau này.

    – Cho 1-2 thìa canh mỡ lợn, cho cá đã ướp vào rán sơ, lấy ra để riêng (Hoặc không cần rán cũng được, không cần cầu kỳ quá bởi khi cá nấu với rau sắn sẽ không còn vị tanh nữa)

    – Tiếp tục phi thơm hành khô, cho cà chua vào xào sơ qua. Sau đó, cho rau sắn muối chua (vắt bớt nước chua nếu không ăn được chua) vào xào khoảng 10  phút. Sau đó thêm tóp mỡ đã làm vào lượng tùy theo sở thích.

    – Trút tất cả rau sắn, cà chua, tóp mỡ vào nồi, đổ nước sôi cùng chút nước muối dưa sắn vào xăm xắp, cho cá đã rán sơ vào, bật bếp đun. Khi sôi, hạ nhỏ lửa nấu khoảng 30 phút. Nêm nếm lại theo khẩu vị.

    – Khi rau sắn chín nhừ, cá chín ngấm gia vị thì thêm ớt (nếu thích ăn cay, đa phần người Phú Thọ đều cho thêm ớt), tắt bếp và múc ra ăn nóng.

    Giữa ngày hè oi ả mà có được bát canh rau sắn muối chua nấu cá thì quả là điều tuyệt vời. Mùi ngai ngái, nồng nồng đặc trưng lá sắn kết hợp cùng vị chua thanh, ngọt đượm khi được muối chua của loại rau thôn quê giản dị này át hẳn đi mùi tanh vốn có của cá.

    Để nước dùng canh cá được vừa miệng nhất, bạn có thể nêm thêm một chút nước rau sắn muối theo tỷ lệ phù hợp. Mọi cảm xúc sẽ “bùng nổ” mạnh mẽ ngay khi bạn thưởng thức món ăn, thay vì chỉ nhìn ngắm và đánh giá nó qua hình thức bên ngoài vì nó vốn là “điểm trừ”.

    – Rau sắn chua nấu xương

    Rau sắn chua nấu xương cũng là một đề cử xuất sắc cho sự kết hợp tuyệt vời từ nguyên liệu rau sắn muối của Phú Thọ. Thay vì dùng cá, bạn chọn xương lợn, có thể là móng giò, đều được. Bạn lấy lượng rau sắn muối vừa đủ ăn, vắt bớt nước, để ráo.

    Phần xương lợn hoặc chân giò đã mua về, bạn rửa sạch sẽ rồi chặt miếng vừa phải, xào sơ, nêm gia vị cho vừa miệng, chế nước và đun nhừ kỹ. Khi đã ninh tới độ, bạn cho rau sắn muối đã chuẩn bị trước đó vào, ninh tiếp để vị chua của rau quyện với vị xương cho nước dùng thanh thanh, chua chua thật hấp dẫn.

    *)  Một vài chú ý để nấu rau sắn muối chua ngon hơn: 

    – Lý do khi nấu canh rau sắn với cá nên dùng mỡ lợn và tóp mỡ là bởi: Mỡ lợn và tóp mỡ sẽ làm cho món canh rau sắn nấu cá mềm ngon và thơm hơn.

    – Nếu thích ăn chua, thêm chút nước muối dưa sắn vào nấu, vị chua nhẹ sẽ nhanh chóng khử mùi tanh, kể cả nấu với cá mè. Do đó khi mua nhớ bảo người ta cho thêm nước chua nhé.

    – Món canh này có đặc điểm đun càng lâu, rau sắn càng nhừ thì lại càng ngon. (Kinh nghiệm nhà em là đun 2 lửa)

    – Khi nấu nêm nếm ít gia vị vì trong dưa sắn muối cũng đã có muối. Khi nấu xong, nêm nếm lại theo khẩu vị sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra em thấy bảo khi nấu rau sắn không nên cho gia vị vào ngay từ đầu mà khi chín rồi chuẩn bị ăn thì mới cho vào như vậy sẽ ngon hơn ạ

    Những chia sẻ về cách nấu rau sắn muối chua ngon của người Phú Thọ đã cho bạn đọc cơ hội khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích. Từ đây, bạn có thể thực hành nấu nướng trong gia đình để mở rộng thực đơn món ngon mỗi ngày, thay đổi khẩu vị với đặc sản dân dã này.

  • Cách làm gỏi cá nhệch – Món ngon khó quên miền biển Nga Sơn

    Cách làm gỏi cá nhệch – Món ngon khó quên miền biển Nga Sơn

    Gỏi cá nhệch Nga Sơn không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, gỏi cá nhệch – đặc sản tỉnh Thanh Hóa mà còn đặc biệt lôi cuốn bởi vị dai ngọt mát, lạ miệng và cách gói độc đáo. Sau đây, Ambeauty xin phép giới thiệu cách làm món gỏi cá nhệch của người Nga Sơn Thanh Hóa để các bạn tham khảo nhé!

    cách làm gỏi cá Cách làm gỏi các nhệch nga sơn thanh hóa
    Cách làm gỏi các nhệch Nga Sơn Thanh Hóa

    Hướng dẫn làm gỏi cá nhệch – Đặc sản Nga Sơn

    Chuẩn bị nguyên liệu:

    – 2kg cá Nhệch tươi sống miền biển Nga Sơn
    – 400g riềng tươi riềng vàng sẽ ngon hơn.
    – 10 cây sả tươi
    – 10 lá chanh.
    – 500g thịt ba rọi.
    – 200g mỡ khổ.
    – 100g gan heo.
    – 150g tôm tươi.
    – 1 trái thơm.
    – 2 bát con mẻ ngấu.
    – 50ml dầu gấc.
    – Gia vị kèm theo, mắm tôm, muối, bột ngọt, hạt nêm,đường, hành, tỏi, sa tế, ớt.
    – Các loại rau ăn kèm, lá sung, húng quế, húng lủi, sài hồ, mộng cách, cúc tần, diếp cá, trái sung sắt lát, hành khô sắt lát, chuối chát sắt lát, khế chua sắt lát, lộc giòn, lá mơ …

    Cách chế biến gỏi các nhệch:

    Bước 1: Chọn những con cá nhệch béo ngon: Sau khi mua về cho cá vào 1 cái xô cao cao xíu, rồi thả vào 1 ít vôi bột, sau khi cho vôi vào phải lập tức đậy nắp xô lại để tránh cá nhảy ra ngoài. Đậy nắp lại thì bạn lắc lắc cho vôi thấm đều lên toàn thân con cá để 5 phút, bước này là bước làm sạch nhớt của cá.

    Bước 2: Sau khi để cá ngâm trong vôi 5 phút thì bắt đầu lấy cá ra rửa qua nhiều lần nước sạch để loại bỏ toàn bộ nhớt trên mình con cá, dùng tay cố định đầu con cá lấy 2 ngón tay kẹp thân cá lại rồi tuốt mạnh để loại bỏ nhớt, sau khi làm sạch nhớt cho muối vào bóp qua, rồi rửa sạch.

    Bước 3: Mổ bụng moi ruột, dùng con dao nhọn đầu rạch 1 đường từ rún lên đến cổ của con cá, tránh rạch vào thịt, sau khi rạch xong rửa sạch phần bụng cá dùng khăn lâu thật khô con cá, cứ như thế từng con 1.

    Bước 4: Dùng khăn sạch lâu khô lại 1 lần nữa, từ bước này trở đi, luôn phải để cá ở trạng thái sạch sẽ khô ráo.

    Bước 5: Lột da, bỏ sương, bước này là bước khá lâu, nếu như người không quen thì rất là khó làm,

    Hôm nay mình sẽ mách cho các bạn 1 mẹo nhỏ để dễ dàng thực hiện, mà mình dám chắc kể cả những người chuyên về món gỏi cũng chưa biết mẹo này nhé: Để làm được bước này nhanh thì cần chuẩn bị một chiếc khăn màn sạch, tiến hành đầu tiên ta cắt bỏ đầu, dùng dao rạch tiếp 1 đường dài từ rốn đến đuôi con cá, thường thì hầu như ai cũng lột da từ phần đầu xuống đến đuôi, lột như thế này rất lâu mà cái vi ở sống lưng con cá vẫn còn không thể đi hết được.

    Mẹo nhỏ là lột từ đuôi lên dùng dao khứa nhẹ 1 vòng tròn gần phần cuối của đuôi, lấy mũi con dao lách nhẹ để phần thịt và da con cá rời nhau rồi dùng khăn màn cầm vào phần da con cá để tuốt, khi sử dụng cách này rất dễ tuốt mà phần vi sống lưng con cá cũng đi theo sạch.

    Tiếp theo là lột bỏ xương, các bạn dùng mũi con dao nghiêng 45 độ rồi rạch theo sống lưng của con cá, làm như thế cả 2 bên là xương con cá tự động rời khỏi thịt thôi.

    Hoặc có thể nghiêng sát con dao để thực hiện 1 lần, bước này chỉ dành cho người quen tay, nay mình sẽ giới thiệu bước làm đơn giản.

    Bước 6: Thái chỉ thịt cá khoảng 3 đến 4cm. Sau khi thái xong cho vào tủ mát bảo quản.

    Bước 7: Làm chẻo cá ( nước sốt ăn kèm ) mỡ ta cắt hạt lựu chiên cho hơi vàng thì vớt xác ra, rồi cho thịt vào áp chảo cho vàng dòn lên, gan cũng làm tương tự, tôm lột vỏ cũng làm tương tự, sử dụng thêm phần da cá, đầu cá và xương cá lúc nãy loại bỏ cũng làm tương tự.

    – Thơm vắt lấy nước, xác bỏ riêng.

    – Cho tất cả phần nhân vừa được chiên giòn cùng với 70g riềng, 4 củ hành khô, 10 tép tỏi, 3 cây sả, mẻ chua, ớt, 1lọ sate, xác thơm, 1/2 nước thơm xay thật nhuyễn.

    – Sau khi xay nhuyễn cho hỗn hợp vào nồi không dính, hoặc nồi dày đấy nêm thêm 1 thìa mắm tôm, 6 – 7 thìa đường, 1 thìa bột ngọt, 1/2 thìa, 1 thìa hạt nêm, 50ml dầu gấc, nấu thật nhỏ lửa cho hỗn hợp sền sệt lại là được, nêm nếm lại cho vừa miệng.

    Sau khi nấu xong cho 1/2 nước thơm còn lại vào, và bắt đầu thưởng thức thôi. Nước sốt này có thể ăn được mọi loại gỏi cá. Vì sẽ có người không ăn được gỏi nên phần chẻo này mình sẽ làm hơi nhiều để người không ăn được cá có thể chấm nước sốt này ăn kèm bánh đa rất ngon.

    Bước 8: Trong lúc chờ nồi nước sốt thì dùng 200g riềng xay hoặc dã thật nhuyễn vắt lấy nước và xác để riêng, nước riềng vắt thêm 3 quả chanh rồi rới lên phần cá thái chỉ bỏ vào tủ lạnh hồi nãy.

    Bước này phải thật nhanh tay, sau khi rưới nước vào trộn đều lên thì dùng tay nắm thậ khô lại phần cá luôn. Mục đích cho nước riềng và chanh vào là để khử toàn bộ mùi tanh của cá.

    – Sau khi nắm khô thì cho cá ra mâm, sả còn lại thái mỏng, lá chanh thái nhuyễn, sử dụng 5 tép tỏi băm nhuyễn, bã riềng, nêm 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa đường, rồi trộn đều tất cả với nhau.

    Cuối cùng cho thính gạo vào trộn đều, lúc này thì nước sốt ăn kèm cũng được dọn mâm và thưởng thức thôi.

    Bước 9: Làm nước chấm ăn kèm, món này thì không thể nào thiếu mắm tôm ăn kèm, mắm tôm pha sử dụng 1 ít riềng, sả, tỏi, ớt băm thật nhuyễn nêm thêm ít đường, bột ngọt, xíu rượu trắng, cốt chanh, nếu ăn được wasabi thì cho thêm xíu vào rồi khoáy đều ăn rất là phê.🤣🤣🤣

    Bước 10: Lên mâm, dùng lá sung quấn thành hình cái duộc cho vào các loại rau ăn kèm cho thịt cá vào, rưới nước sốt lên, thêm xíu mắm tôm nữa, và quan trọng là phải há miệng thật to thì mới có thể ăn được món gỏi này trọn vị được.

    Trên đây là cách làm gỏi cá nhệch. Nếu có thời gian các bạn hãy nghé quê hương Nga Sơn, Thanh Hóa để thưởng thức món này nhé, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

    Chúc tất cả mọi người có thật nhiều sức khỏe, và gập thật nhiều may mắn trong cuộc sống.

  • Rau sắn muối chua đặc sản Phú Thọ nấu gì ngon nhất?

    Rau sắn muối chua đặc sản Phú Thọ nấu gì ngon nhất?

    Trong các chủ đề trước, chúng tôi đã ít nhiều gợi ý đến bạn đọc loại thực phẩm kết hợp cùng rau sắn muối chua tạo thành món ăn bổ dưỡng. Ở đề tài lần này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu chuyên sâu về cách chế biến để trả lời cho câu hỏi: “Rau sắn muối chua nấu gì ngon nhất?”.

    Rau sắn muối chua nấu gì ngon?

    Nhiều người nghĩ rằng: rau sắn muối chua phải nấu kết hợp với một thực phẩm nào đó khác mới tạo thành món ăn ngon. Tuy nhiên, sự thật hẳn sẽ khiến bạn bất ngờ. Bản thân loại rau này khi được muối chua vừa đủ độ lấy ra ăn đã ngon và có thể trực tiếp dùng như một món độc lập ăn kèm trong bữa cơm với các món khác.

    Ngoài ra, để thay đổi khẩu vị và tạo sự mới mẻ hơn, người ta có thể chuyển cách chế biến khác, ví như: rau sắn muối chua xào thơm cùng tỏi là đã hình thành món mới lạ miệng. Hoặc sang chảnh hơn thế, bạn kết hợp nguyên liệu giàu đạm, protein như cá, xương lợn, thịt… sẽ tạo nên món rau sắn nấu chua ngon đúng điệu.

    Canh rau sắn muối chua đặc biệt hợp với cá. Tất cả các loại cá tươi như: cá thính, cá diếc… đều dễ dàng kết hợp, nhất lại là cá đồng nữa thì càng ngon tuyệt vời. Chỉ riêng với cá, người đầu bếp có thể tạo thành hai món ăn khác nhau, một món khô (rau sắn chua kho cá) và một món nước (canh cá rau sắn chua). Trong đó, dù chế biến theo cách nào thì bạn cũng đều có được một thành phẩm xuất sắc.

    Vị chua chua của rau sắn muối lan tỏa, thấm vào trong cá làm lấn át mùi tanh tự nhiên vốn có của loài vật này. Đồng thời, vị ngọt đậm đà từ thịt cá khi hầm dần quyện vào lá sắn tạo nên một hương vị thanh thanh, bùi bùi, chua chua rất vừa miệng cùng mùi thơm nồng ngái đặc trưng cuốn hút người ăn.

    Tuy nhiên, món ăn dân dã này cũng giống như sầu riêng, không phải ai cũng ăn được và ai cũng muốn thử. Có người không ưa mùi nồng ngái của lá sắn muối thì thoáng qua họ cũng đã ngửi thấy, cảm nhận được và ngần ngại trong chuyện nếm thử. Nhưng bạn có biết, chỉ cần ăn một lần thôi sẽ mê cả một đời. Vì thế, hãy mạnh dạn cho bản thân cơ hội thưởng thức thứ ngon, vật lạ này.

    Cách nấu rau sắn muối chua ngon nhất

    Xét riêng về mặt hình thức trình bày, các món ăn được chế biến từ rau sắn muối chua không giành trọn điểm 10 tròn trĩnh. Điều này xuất phát từ màu sắc rau sắn sau khi ủ chua, dù đã lên men tự nhiên và ngả vàng óng đều màu nhưng nó không có khả năng lan tỏa tạo màu đẹp mắt cho thực phẩm kết hợp cùng. Do vậy, sẽ là sai lầm nếu như bạn chỉ nhìn vào hình thức món ăn mà quy kết luôn phần chất lượng. Chất lượng thực sự trái ngược hoàn toàn đó.

    Để giúp bạn tự mình thưởng thức và đánh giá thành phẩm một cách nhanh chóng nhất, dưới đây, chúng tôi hướng dẫn chi tiết cách nấu một số món ăn từ rau sắn chua Phú Thọ. Cụ thể như sau:

    – Canh cá rau sắn chua:

    Nguyên liệu cho món này gồm: cá tươi, rau sắn muối chua, hành khô, tỏi, gia vị cần thiết. Cá tươi làm sạc, ướp chút gia vị cùng hành khô đã chuẩn bị trước. Sau đó, bạn cho tỏi băm vào chảo dầu nóng phi thơm, đổ cá vào chiên sơ đến khi săn thì vớt ra đĩa. Về phần rau sắn muối, bạn rửa sạch, vắt bớt nước rồi cho vào xào qua với hành, tỏi. Tiếp đến, bạn chế thêm nước, đun sôi. Khi sôi, bạn thêm cá đã chiên qua vào và ninh nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

    Bí quyết cho món này là bạn không nên thêm gia vị ngay từ công đoạn đầu, vì rau sắn đã được ngấm một lượng muối nhất định trong khâu ủ chua và cá cũng thế, đã được ướp trước đó. Vì thế, bạn cứ nấu lên rồi hãy nêm nếm gia vị sau. Như vậy, bát canh rau sắn chua mới thực sự hoàn hảo. Và hãy nhớ, món này càng ninh nhừ sẽ càng ngon.

    – Canh rau sắn muối chua hầm xương:

    Với món này, nguyên liệu cá tươi được thay thế bằng xương lợn, nếu là xương chân giò thì càng hấp dẫn. Vị chua chua thanh thanh của rau sắn muối sẽ hòa quyện với thịt chân giò khi xương hầm nhỏ lửa trên bếp, làm mất đi cảm giác ngấy, chỉ giữ lại sự béo ngậy tan trong miệng.

    Bạn rửa sạch xương, chặt thành miếng nhỏ, xào qua cho thơm rồi chế nước vào ninh trước. Đến khi nhừ, bạn cho rau sắn muối chua vào, tiếp tục hầm đến khi đủ thời gian theo dõi thì tắt bếp và đưa ra bát. Để đạt được độ chua mong muốn của nước dùng, chúng ta có thể thêm vào canh một ít nước rau sắn muối

    – Rau sắn chua xào tỏi:

    Bạn chỉ cần chuẩn bị lượng rau sắn muối chua vừa đủ, thêm 1 củ tỏi, dầu ăn, hạt nêm và gia vị cần thiết khác. Sau đó, bạn đặt nồi nước lên bếp và đun sôi. Khi sôi, cho rau sắn đã muối chua vào luộc qua rồi vớt ra rổ để ráo nước.

    Tiếp theo, bạn phi thơm tỏi trong chảo dầu nóng, bỏ rau sắn đã ráo nước vào, nêm thêm gia vị và đảo đều tay đến khi dậy mùi, tắt bếp và trình bày ra đĩa là có thể sẵn sàng thưởng thức.

    Dù rất dễ làm và ăn ngon là thế nhưng món này không phù hợp dùng cho người bị huyết áp thấp và những ai đang phải sử dụng thuốc chống đông máu. chính vì thế, độc giả hãy lưu ý nhé!

    Khi đã biết rau sắn muối chua nấu gì ngon nhất và hiểu được cách chế biến, bạn đọc có thể thực hành ngay trong chính căn bếp ấm cúng của gia đình để tạo ra thành quả. Một món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng từ đặc sản rau sắn muối chua Phú Thọ nhất định sẽ giúp bạn giành được “điểm 10 cho chất lượng” từ các thành viên khác trong nhà./.

  • Cách làm bánh nghệ Thái Bình – Đặc sản quê lúa

    Cách làm bánh nghệ Thái Bình – Đặc sản quê lúa

    Bánh nghệ Thái Bình khá dễ làm với nguyên liệu dễ tìm và đơn giản. Sau đây Ambeauty mời mọi người cùng vào bếp để thử làm món bánh nghệ Thái Bình siêu ngon trong những ngày đầu đông nhé!

    Những chuyến quà chiều ở phiên chợ, ăn vụng nóng hổi vừa thổi vừa ăn đúng là cảm giác rất tuyệt vời và nhớ mãi.Những năm thập niên 90 của thế kỷ 20 và đầu những năm thế kỷ 21 thì bánh nghệ được coi là món ăn dắt túi của các bà mẹ dẫn con gái “đi đẻ” vì nghệ lành tính và tốt cho phụ nữ sau sinh.

    Không quá nhộn nhịp hay ồn ào, phiên chợ quê dân dã với nhiều thứ bánh thơm ngon, nao nức lòng người. Thu hút ánh mắt của người đi chợ là chõ bánh nghệ vàng rộm một vùng Bánh nghệ có nguồn gốc từ đâu thì không ai biết, chỉ biết nó có từ rất lâu rồi và chỉ ở Thái Bình mới có.

    Cách làm bánh nghệ Thái Bình tại nhà

    Nguyên liệu (dành cho gia đình, có thể làm nhiều hơn nếu thích)
    ♦️ Phần vỏ bánh
    – Gạo tẻ: 500-700gr (loại gạo càng khô càng tốt – không hợp với gạo dẻo)
    – Muối: 1/2 thìa
    – Bột nghệ: 5-10gr

    ♦️ Phần nhân:
    – Mỡ khổ ngon: 500gr
    – Hành củ, hành lá, gia vị, tiêu, gừng
    – Bột ngũ vị hương

    Hướng dẫn làm bánh nghệ Thái Bình

    ♦️ Phần vỏ bánh nghệ
    – Gạo ngâm 3-4h, vớt ra để ráo khô nước
    – Rắc bột nghệ và muối vào trộn đều
    – Cho gạo vào xay khô thành bột gạo
    – Bớt lại chút bột khô để cuối cùng dùng chống dính bánh
    – Rắc ít nước đều lên bột, hấp chín bột (rắc nước để không bị khô bột)
    – Cho vào máy nhồi bột, nhồi đến khi hoà quyện
    – Để bột nguội viên bột thành những viên đều nhau vừa ăn

    ♦️ Cách làm phần nhân bánh nghệ
    – Mỡ thái nhỏ rán sơ thành tóp, không rán kỹ. Mình dùng nckd thì để 190 độ 12p
    – Hành lá thái nhỏ, hành củ thái nhỏ, gừng đập dập lấy nước cốt
    – Đem xay tóp mỡ nhỏ, sau đó cho hành lá, hành củ, gia vị vừa ăn, ngũ vị hương, cốt gừng vào xay qua không quá nhuyễn, không quá to

    ♦️ Nặn bánh nghệ khá đơn giản
    – Cho nhân vào bánh và vê thành viên tròn
    – Lót lá chuối dưới xửng hấp
    – Hấp bánh trong 30p
    – Bánh nghệ Thái Bình ăn nóng sẽ ngon hơn ăn nguội

    Một số lưu ý nho nhỏ nếu làm bánh nghệ Thái Bình tại nhà :

    ❌(Nếu bạn dùng máy sinh tố hoặc máy xay công suất lớn xay bột tại nhà thì nên ngắt nghỉ máy, mở nắp đảo trong quá trình ngắt để bột đều và mịn, không bị bó động cơ xay)
    – Sau khi xay xong rưới lên chút nước
    – Sau khi nặn bột xong có thể áo 1 lớp bột khô mỏng bên ngoài để không bị ướt dính vào nhau
    – Khi nặn thoa lên tay 1 lớp dầu ăn để không bị dính tay

    Thái Bình là tỉnh ven biển, ít địa danh, thắng cảnh du lịch. Nhưng với mỗi vùng miền địa phương đều có 1 hoặc 1 vài món ăn đặc trưng riêng.

    Bánh nghệ có lẽ là món bánh mà gắn bó với phiên chợ chiều của những người dân khu Nam huyện Tiền Hải. Món bánh được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản nhưng lại gây thương nhớ mỗi khi nhớ về.

  • Tìm hiểu về nghi lễ Tứ phủ trình đồng

    Trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, nổi bật nhất chính là nghi lễ Tứ phủ trình đồng. Đây là nghi lễ quan trọng bắt buộc để đệ tử trở thành tân đồng/thanh đồng phụng sự Tiên Thánh.

    nghi lễ tứ phủ trình đồng
    Tìm hiểu về nghi lễ Tứ phủ trình đồng

    Trước tiên, phải bày biện đàn tràng mũ mã hoa nghi – lễ vật tiến cúng, mời pháp sư thực hiện các khoa cúng theo trình tự:

    • Phát tấu: Cúng ngũ vị sứ giả đi tiến trình chư Phật, Bồ Tát và từng tòa Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ, Nhạc phủ (cáo trình đàn tràng, cống nạp thập vật đăng trình để chư Phật Thánh hành vân giá vũ)
    • Cúng Phật (nếu có điều kiện, có thể dẫn đàn lục cúng, tụng kinh cầu an, Dược Sư hoặc PHả Môn)
    • Cúng Tứ phủ (thêm đường thỉnh Trần triều nếu ngôi đền đó có cung thờ nhà Trần)
    • Khao cúng sơn trang
    • Khao cúng chư vị Thiên quan, khao tiến Năm dinh
    • Khấn lễ các cụ cố đồng đền tiền bối bản đền.
    • Cúng chúng sinh bố thí cô hồn

    Hết phần cúng Phật Thánh là vào phần hành lễ khai đàn mở phủ. Đồng thầy hầu dẫn trình cho đệ tử, đây là hình thức các Thánh nhập đồng để tắm vía cho tân đồng với ý nghĩa từ nay tâm thanh tịnh trong sáng để các Thánh sẽ giáng đồng vào tân đồng khi hầu Thánh sau này.

    Các Quan lớn – Chầu Bà đại diện Tiên Thánh các tòa về nhận lễ, nhận đồng, chấp giấy sớ hoa nghi, sang khăn tỏa bóng để tân đồng bắt đầu được hầu Thánh theo hệ thống từ Thánh Mẫu tới Quan lớn, Chầu Bà, Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu.

    Đây là tín ngưỡng dân gian nên các nghi thứ hành lễ được truyền miệng từ đời này qua đời khác, hoạc theo phép tắc từng chốn, từng đền, từng đồng thầy khác nhau nhưng vẫn có những đặc điểm chung: Quan lớn mở phủ, Chầu Bà sang khăn và không lập đàn trình đồng Tứ phủ tại các ngôi đền không có cung thờ chư vị Tiên Thánh Tứ phủ.

    Trong đàn lễ Tứ phủ trình đồng nhất thiết phải có bốn mâm hay tráp lễ bốn phủ để Quan lớn về hành đàn. Mỗi phủ có gương, lược, bút sách, khăn mặt, mùi xoa, trà, thuốc, trầu cau, bông hoa, gạo, tiền, diêm, quạt… với trứng gà hoặc trứng vịt sống gói giấy đỏ, xanh, trắng, vàng từng phủ theo vía nam 7 quả, nữ 9 quả (Tuy nhiên cũng có một số ít đồng thầy chỉ dùng 4 hoặc 5 quả trứng mỗi phủ).

    Trứng tượng trưng cho vía của tân đồng, còn những vật nói trên tượng trưng cho những vật dụng hàng ngày của mỗi con người, chuẩn bị các đồ vật như vậy để khi vía của tân đồng ở tòa phủ nào trong Tứ phủ cũng có đầy đủ vật dụng cần thiết cho mình.

    Ngoài ra, còn có 4 chóe nước thanh tịnh, trên miệng dán giấy theo màu phủ: đỏ, xanh, trắng, vàng nối với các mâm hay tráp lễ bốn phủ kể trên bằng một dải cầu nhỏ bằng vải hoặc giấy theo đúng màu của từng phủ (mâm phủ ở trên – giữa là dải cầu – dưới là chóe phủ, các chóe nước có kèm các gáo để mở phủ tắm vía cho tân đồng). Các mâm phủ và chóe phủ hải bày đặt sao cho hợp lý, chiều cao và vị trí phù hợp với tân đồng khi hầu các giá mở phủ, không được bó hẹp chật chội dễ gây đổ vỡ khi mở phủ.

    Khi vào mở phủ thì các Quan lớn nhạt quả trứng gói giấy màu theo phủ, thư hương; có thể bóc một chút giấy để hở quả trứng cho vào âu hoặc bát hoặc chậu, để rồi dùng gáo phá giấy phủ miệng chóe, lấy nước giội vào trứng, tắm vía cho tân đồng, sau đó dùng gương khai quang nhận diện vía tân đồng (trứng này sau tân đồng phải ăn hết để thu lại vía).

    Tiếp nữa là nhặt ở mâm hay tráp lễ phủ: hoa, trầu cau, gạo, tiền đặt vào chậu phủ tám vía tân đồng – xòe chiếc quạt ở mâm hay tráp lễ phủ ra cuộn dải cầu lên mâm hay tráp, như vậy là đã hoàn thành mở một phủ. Cũng có đồng thầy, khi hầu Quan lớn về mở phủ, thì nhặt hết cả trứng, cả hoa, cau, gạo, tiền vào chầu phủ rồi mới dùng gáo mở phủ, giội nước lên chậu phủ, việc này cũng không ảnh hưởng nghi lễ và cứ mở phủ như vậy cho hết bốn mâm hay tráp lễ phủ, đồng thời chứng hình nhân, lốt tướng theo thứ tự vừa mở phủ.

    Thông thường, có thể bốn Quan lớn từ Đệ Nhất đến Đệ Tứ về chứng đàn và mỗi quan mở một phủ theo thứ tự Thiên (màu đỏ), Nhạc (màu xanh), Thoải (màu trắng), Địa (màu vàng). Quan Đệ Ngũ về tiễn chư vị Tứ phủ, tiễn chư vị Thiên quan, truyền lệnh hóa kim ngân sớ điệp, hoa nghi tài mã các cung các sở và chỉ để lại tòa sơn trang Tiên Chúa tiễn đàn sau (có đồng thầy khi hầu Quan Đệ Ngũ về tiễn Thiên quan đàn tràng, bằng các tuyên pháp sư đọc trát long chu hay điệp Thiên quan tiễn đàn, tung gạo, tiền, cho hỏa háo kim ngân tài mã. Cũng có đồng thầy khi hầu Quan Đệ Ngũ thì tiễn đàn bằng cách hô phong hoán vũ, cung tiễn chư vị Thiên quan, cho hỏa hóa giấy sớ hoa nghi Tứ phủ rồi mới múa đao, múa võ, ra uy).

    Tuy nhiên, có đồng thầy hầu Quan Đệ Nhất về chứng đàn, chứng phủ chấp kỳ sớ điệp kim ngân, nghe tấu sớ, nhận đồng nhận lính, chấp kỳ minh y áo đỏ, khăn phủ diện, chứng khăn tứ phủ, cho tân đồng đội trước sập. Quan Đệ Nhị về mở hai phủ màu đỏ, xanh; Quan Đệ Tam mở hai phủ trắng, vàng. Các Quan sau khi mở phủ xong chứng hình nhân, lốt tướng rồi ra uy múa kiếm, múa cờ, tiếp đến ngự tọa thông truyền chỉ phán, ban tài phát lộc cho tân đồng và cho thập phương tín thí. Quan Đệ Tứ có thể về chứng đàn tràng, giấy sớ hoặc cũng có thể không về mà nhường bóng Quan Đệ Ngũ về tiễn đàn.

    Có những vùng miền, trong đàn Tứ phủ có bày thêm bốn chậu cây, Quan lớn về trồng cây đắp gốc cho tân đồng, tượng trưng bằng việc tưới nước lên cây, hoặc có thêm phần Quan lớn phê sổ bản mệnh, hoặc thêm một số hình thái khác. Nhưng nói chung, trong việc hành lễ nên đơn giản, đỡ tốn kém về kinh tế, thời gian cho tân đồng mà đồng thầy vẫn đảm bảo đầy đủ các nghi lễ Tứ phủ cần thiết.

    Sinh thời, cố đồng đền Trang Công Thịnh trụ trì đền Dâu, 64 Hàng Quạt, Hà Nội khi mở phủ hầu đúng một giá Quan lớn Đệ Tam vừa chứng đàn, vừa mở phủ, một Chầu Bà tiễn đàn Sơn trang rồi sang khăn cho tân đồng, mà cụ nổi tiếng với biết bao đệ tử trở thành đồng thầy, với bao con nhang khắp trong và ngoài nước. Chính vì vậy, các đồng thầy nên hạn chế bớt một số thủ tục quá rườm rà khi hành lễ mở phủ, hạn chế thời gian sang khăn cho tân đồng, mà khi Thánh ngự vẫn oai linh hiển ứng.

    Nguồn: Đồng đền Nguyễn Tất Kim Hùng

  • Bánh tằm bì đậm đà hương vị ẩm thực miền Tây

    Bánh tằm bì đậm đà hương vị ẩm thực miền Tây

    Nếu ai đã từng ăn món Bánh tằm bì miền Tây thì sẽ mãi nhớ cái mùi vị đặc trưng của nó. Nhớ cái sợi bánh trắng trẻo, dai dai hoà quyện với vị béo của nước cốt dừa, vị chua mặn ngọt của nước mắm pha, sợi bì dai và mùi thơm của thính gạo. Tất cả tạo nên một mụi vị vô cùng đặc trưng của món bánh này.

    Không biết rõ nguồn gốc của món bánh tằm bì từ đâu, nhưng từ khi tôi còn nhỏ thì tôi đã được ăn món bánh này ở chợ quê của mình. Mùi vị của nó là một phần trong ký ức và khiến tôi nhớ mãi. Cái tên nó nghe lạ hen, vì nó trắng trẻo, dài dài, tròn tròn giống con tằm và ăn chung với bì nên người ta gọi nó là bánh tằm bì.

    Người ta hay nói, dân miền Tây tụi tôi nghiện nước cốt dừa hay sao mà món nào cũng có món nước cốt dừa. Ngẫm đi ngẫm lại hình như là đúng như thế. Không chỉ các món bánh ngọt mà những món mặn như bánh tằm bì cũng ăn với nước cốt dừa. Có lẽ do cây dừa nó loại cây sống tốt, sống khoẻ ở vùng đất miền Tây và gắn liền với đời sống bà con, nên trái của nó cũng là nguyên liệu gắn liền với những món ăn của vùng đất này.

    Hôm nay, trong không khí mát mẻ của buổi sáng sớm cuối tuần ở Sài Gòn, tôi chạy xe dạo quanh chợ để tìm một món gì đó cho buổi trưa, đi ngang hàng bán bún, nghe chị kia nói với cô bán bún “chị ơi, cho em 10k bì”. Trong đầu tôi liền bật ra ý tưởng làm bánh tằm bì, thế là buổi trưa lại có cái món ăn của ký ức.

    Làm xong, ăn xong thấy tâm đắc quá nên tôi viết vài dòng chia sẻ, giới thiệu món bánh tằm bì của miền Tây quê tôi đến với bạn bè gần xa. Hy vọng, sẽ được họ hỏi giao lưu với mọi người.

    Cách làm bánh tằm bì của người miền Tây

    Chuẩn bị nguyên liệu:

    – 200g bột gạo;
    – 100g bột năng;
    – 50g bột nếp;
    – Nước cốt dừa;
    – Bì, thính gạo;
    – 200g thịt heo xay;
    – 100g thịt đùi heo;
    – Hành tím, hành tây, hành lá, củ sắn;
    – 2 quả trứng gà;
    – Nước dừa tươi;
    – 100g giò sống;
    – 6 quả cà chua;
    – Dưa leo; rau thơm…

    Chế biến món bánh tằm bì:

    1. Cách làm bàm bánh tằm

    – Cho bột gạo, bột năng, bột nếp nhào với 150ml nước ấm. Nhào thiệt mạnh tay đến khi nào bột không còn dính tay;
    – Đun một nồi nước sôi lớn;
    – Vo bột thành những sợi dài vừa ăn với một lớp bột áo bên ngoài để chống dính;
    – Cho sợi bánh tằm vào trong nồi nước sôi;
    – Khi bánh chín và nổi lên thì vớt ra và cho vào thau nước đá;
    – Lấy bánh tằm ra để ráo nước.

    2. Cách làm khìa thịt, trộn bì

    – Ướp 100g thịt đùi với 2 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe muối, 2 muỗng cafe nước mắm, 1 muỗng cafe hạt nêm, tỏi băm, hành tím băm. Ướp trong vòng 15 – 20 phút;
    – Dùng chảo phi thơm tỏi, cho thịt đã ướp vào chiên sơ;
    – Cho 100ml nước dừa tươi vào;
    – Khìa thịt với lửa nhỏ đến khi nước cạn và thịt chín;
    – Thái thịt thành miếng mỏng vừa ăn, trộn chung với bì và thính gạo.

    3. Cách làm xíu mại

    – Băm nhỏ hành tím, củ sắn, hành tây, hành lá, mỗi thứ khoản nữa chén ăn cơm;
    – Cho 200g thịt băm, 100g giò sống, 50g bột năng, 2 quả trứng gà, hành tím, hành lá, hành tây, hành lá băm nhỏ vào trộn đều;
    – Nêm vào hổn hợp 2 muỗng café đường, 1 muỗng café muối, 1 muỗng café bột ngọt, 1 muỗng café hạt nêm, 1 muỗng café tiêu;
    – Vo hỗn hợp thịt thành viên vừa ăn;
    – Mang các viên xíu mại đi hấp chín;
    – Làm sốt cà chua, đến khi sốt cà chua chín thì cho xíu mại đã hấp vào nấu cùng với sốt cà chua khoản 3 -5 phút với lửa nhỏ.

    4. Cách làm nước cốt dừa

    – Đun sôi 300ml nước cốt dừa;
    – Nêm vào 1 muỗng cafe đường và 1/2 muỗng cafe muối;
    – Dùng 2 muỗng cafe bột năng hoà tan vào nữa chén nước lọc;
    – Hạ lửa nước cốt dừa, cho nước bột năng vào khuấy nhanh tay và tắt bếp.

    5. Làm rau ăn kèm

    – Dưa leo gọt vỏ và cắt mỏng vừa ăn;
    – Rau thơm cắt mỏng vừa ăn;
    – Có thể ăn kèm với giá sống và dưa chua tuỳ thích.

    6. Cách làm nước mắm chua ngọt, trang trí và thưởng thức thôi

    Chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm tới ẩm thực miền Tây, hy vọng với công thức trên đây sẽ giúp các bạn thể thêm món ngon nhà làm cho cả gia đình thân yêu.