LÀM MẸ

Hiểu đúng và bồi đắp phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) cho trẻ nhỏ

Bạn đã bao giờ nghe tới cụm từ “Trí tuệ cảm xúc” gọi tắt là EQ chưa? Nếu chưa rõ hoặc mới nghe nói thì hãy cùng Ambeauty tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

Nội Dung Chính

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì?

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng thể hiện và quản lý cảm xúc cá nhân đồng thời tôn trọng cảm xúc của người khác. Trẻ có thể bồi đắp EQ từ khi mới biết đi.

Hiểu đúng và bồi đắp trí tuệ cảm xúc (EQ) cho trẻ nhỏ
Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng thể hiện và quản lý cảm xúc cá nhân

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sở hữu trí tuệ cảm xúc cao là tài sản vô giá. EQ cao liên quan trực tiếp đến IQ cao. Nghiên cứu cho thấy trẻ sở hữu EQ cao hoàn thành tốt và thường đạt điểm cao bài kiểm tra tiêu chuẩn. EQ cũng giúp cho các em quản lý xung đột, hình thành các mối quan hệ sâu sắc.

Những người sở hữu (Trí tuệ cảm xúc) EQ cao từ thời thơ ấu có xu hướng có nhiều khả năng thành công hơn khi trưởng thành. Theo nghiên cứu kéo dài 19 năm được công bố trên Tạp chí Y tế công cộng Mỹ cho thấy những trẻ có EQ cao có nhiều khả năng lấy bằng đại học, nhận được công việc ổn định vào năm 25 tuổi. Khi trưởng thành, các em cũng ít mắc bệnh trầm cảm và bệnh tâm thần khác.

Cách phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) ở trẻ nhỏ

Vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với trẻ là rất quan trọng. Vì vậy trong nội dung dưới đây, Ambeauty tổng hợp và chia sẻ là cách giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc từ khi còn nhỏ:

1. Giúp trẻ con gọi tên cảm xúc cá nhân

Trẻ nhỏ sở hữu EQ cao thường có khả năng nhận biết và biểu đạt cảm xúc cá nhân. Do vậy, cha mẹ có thể giúp con hình thành thói quen này qua việc hướng dẫn gọi tên cảm xúc cá nhân. Chẳng hạn, khi con đang buồn vì thua trò chơi, cha mẹ có thể nói: “Có vẻ con đang cảm thấy tức giận ngay lúc này phải không?”. Nếu trẻ tỏ ra buồn bã, hãy thử hỏi: “Con có đang cảm thấy thất vọng vì không được đi thăm ông bà đúng không?”.

Các tính từ chỉ cảm xúc như tức giận, khó chịu, xấu hổ, đau đớn giúp trẻ tích lũy vốn từ vựng để diễn đạt cảm xúc. Dù trẻ đang vui vẻ, đừng quên nhấn mạnh vào những cảm xúc tích cực như vui vẻ, phấn khích, hồi hộp, hy vọng.

2. Thể hiện sự đồng cảm

Khi trẻ đang buồn, bố mẹ có xu hướng an ủi, giúp bé lấy lại niềm vui. Nhưng những câu nói có tính chất phủ định như “Đừng buồn nữa”, “Có gì đâu mà buồn” khiến trẻ sẽ hiểu rằng cảm xúc tiêu cực là sai trái.

Giải pháp cho những tình huống này là đối diện, chia sẻ và đồng cảm với cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ khóc vì không được đi chơi mà phải dọn nhà, bố mẹ có thể nói: “Con buồn vì không được làm điều mình muốn. Bố mẹ cũng vậy khi phải làm điều không muốn nhưng chúng ta phải hoàn thành những công việc trước mắt”.

Khi có được bố mẹ đồng cảm, trẻ hầu như sẽ không cảm thấy mình bị ép buộc. Do đó, thay vì la hét, tức giận để biểu đạt cảm xúc, trẻ cảm thấy thoải mái hơn vì được hiểu và chia sẻ.

3. Khuyến kích trẻ nhỏ thể hiện cảm xúc

Trẻ cần được dạy cách thể hiện cảm xúc phù hợp trong từng tình huống. Khi con cảm thấy tổn thương, bạn có thể khuyến khích con nói ra cảm xúc, vẽ mặt mếu, nhưng nói không với hành vi la hét, ném đồ đạc.

Trẻ cũng nên được hướng dẫn các kỹ năng đối phó lành mạnh với cảm xúc cá nhân. Chẳng hạn như khi tức giận, hãy hướng dẫn trẻ hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Phương pháp dạy trẻ thường được các chuyên gia khuyến khích là “thổi bong bóng những khi tức giận”, nghĩa là hít sâu vào bằng mũi và thở ra bằng miệng như động tác thổi bong bóng….

Hiểu đúng và bồi đắp trí tuệ cảm xúc (EQ) cho trẻ nhỏ
Hiểu đúng và bồi đắp trí tuệ cảm xúc (EQ) cho trẻ nhỏ

4. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ

Một phần của việc hình thành EQ cao có liên quan đến học cách giải quyết vấn đề. Sau khi cảm xúc đã được xác định, trẻ cần học cách khắc phục vấn đề mà những cảm xúc này mang lại.

Kỹ năng giải quyết vấn đề có thể hình thành EQ cao vì nếu biết bày tỏ cảm xúc, trẻ cũng cần biết tìm ra giải pháp mang tính xây dựng, để cảm xúc và vấn đề cá nhân không làm ảnh hưởng đến cộng đồng.

Ví dụ, trẻ tức giận vì không được chơi điện tử, hãy giúp các em diễn đạt cảm xúc này. Sau đó, khuyến khích nghĩ năm cách để giải quyết vấn đề. Các giải pháp không cần quá hay hoặc chính xác vì mục tiêu ban đầu là giúp trẻ hình thành tư duy giải quyết vấn đề. Với 5-6 giải pháp, trẻ có thể cân nhắc ưu, nhược điểm của từng thứ để chọn ra phương án tốt nhất.

Ngoài ra, phụ huynh không nên thay con giải quyết vấn đề mà chỉ nên ở bên hướng dẫn và để trẻ tự giải quyết. Ưu điểm khác của kỹ năng này là trẻ sẽ học được cách đặt mình vào vị trí của người khác.

5. Rèn luyện trí tuệ cảm xúc liên tục cho trẻ

Dù sở hữu chỉ số EQ cao thì trẻ nhỏ vẫn có những thiếu sót cần cải thiện mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ cần ghi nhớ hãy giúp con rèn luyện EQ trở thành mục tiêu xuyên suốt quá trình trưởng thành. Khi con còn nhỏ, bạn có thể thảo luận về cảm xúc của nhân vật trong sách truyện, phim ảnh….để con dễ hình dung hơn. Khi con lớn hơn, cha mẹ hãy nói về tình huống thực tế như vấn đề thời sự, tin tức….

Làm thế nào để bận biết trẻ sở hữu trí tuệ cảm xúc cao?

Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao biểu đạt qua vốn từ phong phú, biết đặt mình vào vị trí của người khác và thích giúp đỡ mọi người.

Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ tập trung vào thành tích học tập của con nhiều hơn là rèn luyện phát triển trí tuệ cảm xúc (còn gọi là EQ) vì cho rằng EQ được tạo thành từ sự tự nhận thức và tự học hỏi. Tuy nhiên, theo nhà tâm lý học giáo dục Michele Borba, tác giả cuốn sách UnSelfie: Why Empathetic Kids Succeed in Our All-About-Me World cho rằng trí tuệ cảm xúc không phải món quà. Mà là kỹ năng được rèn luyện do đó ba mẹ cần nhận biết và quan tâm tới việc phát triển trí tuệ cảm xúc của con.

Hiểu đúng và bồi đắp trí tuệ cảm xúc (EQ) cho trẻ nhỏ
Làm thế nào để bận biết trẻ sở hữu trí tuệ cảm xúc cao?

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là kỹ năng có thể đào tạo cho trẻ từ khi mới biết đi. Để con mình phát triển trí tuệ cảm xúc cha mẹ có thể làm gương, khuyến khích con phát triển EQ ngay tại nhà. Dưới đây, Chuyên mục Làm mẹ của Ambeauty xin phép chia sẻ bảy dấu hiệu để nhận biết trẻ có trí tuệ cảm xúc cao, bố mẹ tham khảo nhé:

1. Trẻ giỏi biểu đạt cảm xúc cá nhân

Trẻ sở hữu Trí tuệ cảm xúc (EQ) cao thường rất giỏi trong việc nhận biết và biểu đạt cảm xúc cá nhân thông qua ngôn từ ngoài các tính từ phổ biến như “tốt, không tốt”. Các em cũng có thể nắm bắt được nguyên nhân những cảm xúc của mình.

Chẳng hạn, trẻ sở hữu EQ cao thường nói: “Con cảm thấy buồn vì không thể đi chơi với bạn bè”, “Con thấy rất phấn khích khi có xe đạp mới”, “Con thực sự rất giận cô giáo”, “Con cảm thấy sợ hãi khi bố không về nhà tối qua”.

2. Hiểu được cảm xúc của người khác

Những đứa trẻ thông minh về mặt cảm xúc cũng cảm nhận tương đối chính xác cảm giác được của mọi người xung quanh. Các em có thể đoán được qua các tín hiệu phi ngôn ngữ như từ ánh mắt, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt…. của đối phương

Cũng chính bởi vì trẻ sở hữu EQ cao có khả năng đồng cảm tốt hơn bạn bè đồng trang lứa. Để xây dựng tính cách này, các em phải có khả năng đọc được cảm xúc của người khác.

Để biết được chỉ số Trí tuệ cảm xúc của con mình phụ huynh hãy quan sát khi con chơi với bạn bè. Trẻ EQ cao có thể sẽ nói: “Bạn ấy đang cười. Con đoán bạn ấy đang rất vui”, “Bạn ấy ngồi sụp xuống. Chắc bạn ấy đang mệt”, “Bạn ấy đang khóc. Có lẽ con nên giúp bạn ấy”.

3. Biết đặt mình vào vị trí của người khác

Trẻ EQ cao có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để từ đó đánh giá mọi vấn đề theo lăng kính của họ hoặc cảm nhận những điều người khác đang trải qua. Việc đặt mình vào vị trí của người khác giúp tạo mối liên kết sâu sắc và thể hiện sự quan tâm tới cộng đồng. Đây cũng là kỹ năng trẻ em nói chung cần được xây dựng trong cuộc sống để xử lý những vấn đề từ tranh chấp trong sân chơi đến bất đồng khi làm việc nhóm.

Khi hiểu được quan điểm, cảm nhận của người khác, trẻ đồng cảm tốt hơn, xử lý bất đồng theo hướng hòa bình, ít phán xét, tôn trọng sự khác biệt. Các em có thể lên tiếng bảo vệ những người yếu thế, làm việc giúp đỡ mọi người xung quanh.

4. Trẻ quan tâm và giúp đỡ mọi người

Trí tuệ cảm xúc cao khiến trẻ quan tâm đến mọi người xung quanh nhiều hơn và tìm cách giúp đỡ khi thấy người khác gặp khó khăn. Đó có thể là giúp bố mẹ làm việc nhà, chủ động làm quen với bạn mới trong lớp hoặc tham gia hoạt động tình nguyện. Các em tập trung nhiều hơn vào “chúng tôi” thay vì “tôi”.

Việc giúp đỡ mọi người nên được làm một cách tự nhiên, thay vì vì mục đích cá nhân. Ngoài việc giúp đỡ người khác, trẻ có EQ cao thường thích trở thành một phần của nhóm thay vì làm việc cá nhân.

5. Biết cách quản lý cảm xúc

Ngay cả người lớn còn gặp khó khăn trong việc lấy lại bình tĩnh khi stress, căng thẳng, bực bội…. Nhưng những đứa trẻ EQ cao có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc để không bị mất kiểm soát.

Khi gặp phải những vấn đề khó chịu, các em có thể áp dụng một số phương pháp điều hòa cảm xúc như hít thở sâu, chuyển hướng mối quan tâm và nói: “Con muốn nghỉ ngơi” thay vì la hét, tức giận.

Dấu hiệu của Trẻ EQ cao chính là có năng lực kiểm soát phản ứng tiêu cực, hành động bốc đồng tốt hơn hẳn các bạn bè đồng trang lứa. Các em có thể kiềm chế không hành động theo cảm xúc cá nhân.

6. Trẻ thoải mái nói “không”

Trí tuệ cảm xúc cao giúp trẻ thiết lập và xây dựng tổ chức tốt các ranh giới cá nhân. Chẳng hạn, khi không muốn tắm chung với bố mẹ, trẻ có thể nói lên suy nghĩ, bày tỏ mong muốn đó một cách kiên quyết nhưng lại rất đỗi chân thành.

Và cho dù có giỏi lắng nghe cảm xúc của người khác, các em cũng nắm rất rõ cảm xúc cá nhân để từ đó tôn trọng và bảo vệ cảm xúc cá nhân của mình. Chính vì vậy, khi gặp tình huống khiến bản thân khó xử, các em có thể thoải mái từ chối hành động.

7. Trẻ biết bày tỏ lòng biết ơn với mọi người

Trẻ EQ cao luôn cảm thấy biết ơn những gì mình đang có. Các em không chỉ nói cảm ơn theo phép lịch sự mà còn hiểu rõ tại sao lại thấy biết ơn. Khi nói chuyện với mọi người, trẻ EQ cao có thể chia sẻ về những điều cảm thấy trân trọng như món ăn cha mẹ nấu, được sang nhà bạn chơi….vv

Trên đây, Chuyên mục Làm mẹ của Ambeauty đã chia sẻ tới quý bạn Cách rèn luyện phát triển trí tuệ cảm xúc và Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ có trí tuệ cảm xúc cao. Hy vọng những kiến thức cơ bản này sẽ là hành trang để cha mẹ giúp bé phát triển tốt hơn.

Nguồn: Tổng hợp

Loan Pham

Hello! Xin chào tất cả các bạn đọc của AMBEAUTY. Hiện Pham đang phụ trách tổng hợp thông tin kiến thức về thời trang, ẩm thực, làm đẹp, sức khỏe để chia sẻ tới bạn đọc. Hãy cùng Pham like và chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn bè và người thân nhé! Cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *