SỨC KHỎE

Bệnh đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bạn cần tìm hiểu về bệnh đau dây thần kinh tọa? Chuyên mục Sức khỏe của Ambeaty hôm nay sẽ cập nhật thông tin kiến thức về Bệnh đau dây thần kinh tọa: Từ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị đến cách phòng ngừa. Hy vọng sau bài viết bạn sẽ trang bị được cho mình nhiều kiến thức hơn nhé!

Nội Dung Chính

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Bệnh đau dây thần kinh tọa Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh đau dây thần kinh tọa Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Trước tiên, chúng ta cần hiểu về dây thần kin tọa. Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to. Nó là dây thần kinh dài nhất cơ thể đi từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Cơ thể chúng ta có 2 dây thần kinh tọa trái phải để điều khiển từng bên tương ứng. Chức năng nhiệm vụ của dây thần kin tọa chính là chi phối ,cảm giác vận động dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.

Đau dây thần kinh tọa (có tên gọi là Sciatica pain) là các cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Thông thường, đau thần kinh toạ chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Đau dây thần kinh tọa xảy ra khi nào? Tình trạng đau thần kinh tọa thường xảy ra khi thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (dưới). Các đốt sống (xương tạo nên cột sống) được tách ra và được đệm bởi các đĩa tròn và các mô liên kết. Khi một đĩa bị mòn do chấn thương hoặc chỉ là sau nhiều năm sử dụng thì trung tâm của nó có thể bắt đầu đẩy ra khỏi vòng ngoài. Bên cạnh đó, xương cột sống trên cột sống hoặc hẹp cột sống chèn ép một phần của dây thần kinh. Điều này sẽ gây ra viêm, đau và thường bị tê ở chân…

Nguyên nhân bệnh Đau thần kinh tọa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa, trong đó bao gồm:

– Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.

– Các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng đau dây thần kinh tọa bao gồm: chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u)

-Hiếm gặp hơn, nguyên nhân dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương, mang thai

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa?

– Tuổi tác: những thay đổi liên quan đến tuổi ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa.

– Người béo phì: bằng cách tăng căng thẳng cho cột sống, trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần vào những thay đổi cột sống gây ra đau thần kinh tọa.

– Nghề nghiệp: công việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể đóng vai trò trong bệnh đau thần kinh tọa, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào về liên kết này.

– Ngồi kéo dài: những người ngồi trong thời gian dài hoặc có lối sống ít vận động có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người năng động.

– Bệnh đái tháo đường: làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.

Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa là gì?

– Tùy mức độ nặng nhẹ và tiền sử bệnh tật của từng bệnh nhân mà triệu chứng đau thần kinh tọa trên mỗi người là khác nhau, nhưng tựu chung chúng đều bao gồm những biểu hiện cơ bản như sau:

– Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, nếu tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, tổn thương rễ L5 còn đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.

– Cơn đau dây thần kinh tọa lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa. Người bệnh có thể cảm thấy sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông và mặt sau đùi và bắp chân của người bệnh.

– Cơn đau ở mỗi người có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, đau hoặc đau dữ dội. Đôi khi nó có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Thông thường chỉ có một bên cơ thể của bạn bị ảnh hưởng.

– Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác.

Bệnh đau dây thần kinh tọa Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh đau dây thần kinh tọa Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Các biện pháp chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa hiện nay

Một số nghiệm pháp góp phần chẩn đoán:
– Hệ thống điểm đau Valleix, dấu chuông bấm dương tính.
– Dấu hiệu Lasègue dương tính.
– Phản xạ gân xương: Phản xạ gân bánh chè giảm hoặc mất trong tổn thương rễ L4, phản xạ gân gót giảm hoặc mất trong tổn thương rễ S1.

Cận lâm sàng chẩn đoán:
– Chụp Xquang thường quy cột sống thắt lưng: ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân. Đa số các trường hợp Xquang thường quy bình thường hoặc có dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống. Chỉ định chụp Xquang thường quy nhằm loại trừ một số nguyên nhân (viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng hủy đốt sống do ung thư…).
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng: nhằm xác định chính xác dạng tổn thương cũng như vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …).
– Chụp CT-scan: chỉ được chỉ định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.
– Điện cơ (EMG): giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.

Thử nghiệm này đo các xung điện được tạo ra bởi các dây thần kinh và phản ứng của cơ bắp của bạn. Xét nghiệm này có thể xác nhận chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống (hẹp ống sống).

Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

(*) Các nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa cần ghi nhớ:
– Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng)
– Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
– Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.
– Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.
– Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.

Lưu ý người bệnh cần phải đi khám và được điều trị bởi các thầy thuốc chứ không tự ý điều trị mà ảnh hưởng tới sức khỏe nhé.

1. Điều trị nội khoa: Chế độ nghỉ ngơi: nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.

2. Điều trị thuốc:

-Thuốc giảm đau, tùy mức độ đau mà sử dụng một hoặc phối hợp các thuốc giảm đau sau đây: paracetamol, NSAID, cần lưu ý các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, tim, gan, thận. Xem xét phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc giảm tiết acid để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
-Trong trường hợp đau nhiều có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphin.
-Thuốc giãn cơ
-Thuốc giảm đau thần kinh
-Các thuốc vitamin nhóm B
-Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa, có thể tiêm dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng hoặc CT.

3. Điều trị vật lý trị liệu

– Khi cơn đau cấp tính được cải thiện, bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể thiết kế chương trình phục hồi chức năng để giúp ngăn ngừa chấn thương trong tương lai. Điều này thường bao gồm các bài tập để điều chỉnh tư thế của bạn, tăng cường cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt

– Mát xa liệu pháp.

– Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ. bơi, một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống.

– Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.

4. Điều trị ngoại khoa

Chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…), teo cơ. Tùy theo tình trạng thoát vị, trượt đốt sống hoặc u chèn ép cũng như điều kiện kỹ thuật cho phép mà sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau (nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống). Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng:

– Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Chỉ định sau khi điều trị đau 03 tháng không kết quả. Trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phẫu thuật sớm hơn.

– Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống.

5. Điều trị hỗ trợ

– Chườm lạnh: ban đầu, có thể được cứu trợ từ một túi lạnh đặt trên vùng đau đến 20 phút vài lần một ngày. Sử dụng một túi nước đá được bọc trong một chiếc khăn sạch.

– Chườm nóng: sau hai đến ba ngày, áp dụng nhiệt cho các khu vực bị tổn thương. Sử dụng túi chườm nóng, đèn nhiệt hoặc miếng sưởi ở cài đặt thấp nhất. Nếu tiếp tục bị đau, hãy thử xen kẽ túi chườm ấm và lạnh.

6. Điều trị khác

Các liệu pháp thay thế thường được sử dụng để điều trị đau thắt lưng bao gồm:

– Châm cứu: Trong châm cứu, bác sĩ y học cổ truyền sẽ đưa những chiếc kim mỏng vào tóc vào những điểm cụ thể trên cơ thể người bệnh. Một số nghiên cứu cho rằng châm cứu có thể giúp giảm đau lưng, tuy nhiên trong khi những người khác không tìm thấy lợi ích.

– Nắn khớp xương:  Điều chỉnh cột sống (thao tác) là một hình thức trị liệu thần kinh cột sống được sử dụng để điều trị hạn chế vận động cột sống. Mục tiêu của phương pháp điều trị này là để khôi phục chuyển động của cột sống và kết quả là cải thiện chức năng và giảm đau. Thao tác cột sống dường như có hiệu quả và an toàn như các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho đau thắt lưng, nhưng có thể không phù hợp để giảm đau.

Để phòng và ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa tái phát, mọi người cần thường xuyên vận động, duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn; đặc biệt là khuyến khích môn bơi lội, sống trong một môi trường trong sạch, sử dụng thực phẩm, thuốc đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn. Hạn chế  tiếp xúc với các chất độc hại, tránh ngồi lâu một chỗ, đừng để cho mình trở thành béo phì sẽ giúp cho cái cột sống của bạn khỏe hơn nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Loan Pham

Hello! Xin chào tất cả các bạn đọc của AMBEAUTY. Hiện Pham đang phụ trách tổng hợp thông tin kiến thức về thời trang, ẩm thực, làm đẹp, sức khỏe để chia sẻ tới bạn đọc. Hãy cùng Pham like và chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn bè và người thân nhé! Cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *