SỨC KHỎETIN TỨC

Bác sĩ tai mũi họng Hoài An: Sống trọn vẹn với đam mê ngành y

Từng giữ vị trí trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện tai mũi họng TW, hơn 30 năm học tập, nghiên cứu và khám chữa bệnh trong ngành tai mũi họng, PGS.TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An đã điều trị thành công, giúp thay đổi cuộc đời hàng nghìn bệnh nhân Tai Mũi Họng trên khắp cả nước.

Những lý tưởng, ước mơ trong cuộc sống đôi khi bắt nguồn từ những điều rất bình dị. Với BS An là một ví dụ, trong quá trình học tập tại ĐH Y Hà Nội, sự ngưỡng mộ về danh tiếng và y đức cũng như những đóng góp của Giáo sư Trần Hữu Tước đối với sự nghiệp y học nước nhà , nhất là trong ngành tai mũi họng đã khiến BS An “bén duyên” và dành tình yêu cho ngành tai mũi họng từ ấy.

bac-si-tai-mui-hong-nguyen-thi-hoai-an-benh-vien-an-viet
PGS.TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện tai mũi họng TW

Niềm đam mê và sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Sinh ra trong một gia đình hiếu học trên mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến, ngay từ khi học phổ thông BS An đã bộc lộ niềm yêu thích các môn khoa học tự nhiên. Vì thế, sau khi tốt nghiệp THPT, BS An đã trúng tuyển vào ĐH Y Hà Nội. Với tư chất thông minh, nhanh nhẹn và tinh thần ham học hỏi, sau 9 năm vừa học vừa trau dồi ở trường và bệnh viện, tốt nghiệp đại học, BS đã được cử về Bệnh viện tai mũi họng trung ương làm việc

Qua quá trình làm việc, BS An vẫn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi, đi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tại các quốc gia có trình độ y học tiên tiến như Đức, Pháp, Singapore, Thái Lan… Năm XXX, BS Hoài An đã được bổ nhiệm làm trưởng khoa tai mũi họng trẻ em – Bệnh viện tai mũi họng TW.
Trong suốt hơn 20 năm công tác tại Bệnh viện tai mũi họng TW, cô sinh viên y khoa “non nớt” ngày nào nay đã trở thành bác sĩ tai mũi họng đầu ngành, cùng đồng nghiệp cứu sống hàng nghìn bệnh nhân, tham gia giảng dạy, đào tạo cho sinh viên y tại nhiều trường đại học.

Từng ấy năm gắn bó, “đau nỗi đau của bệnh nhân”, chứng kiến cánh sinh li tử biệt mà nhiều khi vượt quá khả năng của người bác sĩ, nhiều khi thấy có lỗi với bệnh nhân, với thân nhân của họ. Ấy là những trường hợp y học phải bó tay, vô phương cứu chữa. Nhưng còn xót xa hơn khi chứng kiến cảnh bệnh nhân và người nhà phải nằm ở gầm cầu thang bệnh viện, chen chúc nhau đăng ký khám bệnh…

Có lẽ những điều ấy đã nuôi dưỡng ước mơ hướng tới một bệnh viện là điểm đến an tâm của bệnh nhân cả về chất lượng khám chữa bệnh lẫn dịch vụ, là bến đỗ cuối cùng trong lộ trình khám chữa bệnh của họ. Tại đó, bệnh nhân được hưởng chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất, được đón tiếp, được quan tâm và bảo vệ là điều mà người bác sĩ luôn trăn trở. Chính vì vậy, BS An và các cộng sự đã chung tay góp sức gây dựng một bệnh viện kiểu mẫu, đạt tầm cao trong văn hóa ứng xử – Bệnh viện An Việt. Đây là một bệnh viện đa khoa tư nhân, trong đó tai mũi họng là chuyên khoa trọng yếu và BS Hoài An chính là “linh hồn” của bệnh viện.

Mỗi người có một cơ duyên đến với nghề, nhưng để thành công thì phải có niềm đam mê và nỗ lực hết mình. Phải học hỏi trong suốt cuộc đời. Bác sĩ An chính là một minh chứng cho điều ấy.

Bác sĩ tai mũi họng đBác sĩ tai mũi họng đầu ngành Việt Namầu ngành Việt Nam
Bác sĩ tai mũi họng đầu ngành Việt Nam

“Bác sĩ phải là người có lương tâm và trí tuệ”

Tấm lòng nhân ái thấm sâu vào tâm thức, Bác sĩ tai mũi họng Hoài An luôn tâm niệm rằng chữ Tâm phải được đặt lên hàng đầu, bác sĩ cũng như cán bộ nhân viên y tế trong bệnh viện luôn phải tôn trọng, lễ phép với bệnh nhân và thân nhân của họ. Người bác sĩ tâm phải hướng thiện, phải hết lòng vì bệnh nhân. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, trước những cám dỗ của đồng tiền, sự xuống cấp nghiêm trọng về giá trị đạo đức đôi khi làm người ta quên mất giá trị con người.

Đúng là bất cứ nghề nào cũng cần đạo đức nghề nghiệp, nhưng với nghề y còn được đề cao hơn gấp bội bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Trong đó, người bác sĩ được trao một quyền lớn nhất là nắm sinh mạng của người khác. Bởi vậy, ngoài trình độ, chuyên môn, người thầy thuốc còn cần có lương tâm và trách nhiệm trong việc cứu chữa người bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

“Bác sĩ phải là người có lương tâm và trí tuệ"
“Bác sĩ phải là người có lương tâm và trí tuệ”

Có lòng nhân ái, vị tha mà không có khả năng chữa bệnh thì cũng vô ích, vì vậy “bổn phận” của người bác sĩ là phải không ngừng học, phải luôn tiếp thu những thành tựu mới của y học hiện đại. Bởi giá trị luân lý và đạo đức phải đi đôi với giá trị chức nghiệp, dốt nát và lừa bịp đều như nhay cả. Vì thế, đã khoác trên mình tấm áo blue thì phải thực hiện cho tròn bổn phận của mình. Sớm nhận thức được những điều ấy, BS An luôn nỗ lực học hỏi, trau dồi kinh nghiệp, thường xuyên đi tu nghiệp tại các quốc gia có nền y học tiên tiến để cập nhật, ứng dụng những thành tựu y học tiến bộ trên thế giới vào nước ta, nhất là trong lĩnh vực tai mũi họng.

Chính từ từ lòng yêu thương dành cho bệnh nhân cũng như đam mê ngành tai mũi họng được ảnh hưởng từ danh tiếng và y đức của người thầy mà BS An chỉ có cơ hội tới viếng trong lễ tang – Giáo sư Trần Hữu Tước – người đặt nền móng cho ngành tai mũi họng Việt Nam, BS Nguyễn Thị Hoài An đã trở thành PGS.TS.Bác sĩ tai mũi họng đầu ngành, áp dụng những kỹ thuật khám chữa bệnh tiến bộ vào chuyên khoa tai mũi họng, trong đó có kỹ thuật nội soi tai mũi họng. Đáng tự hào nhất, trong những năm gần đây Bác sĩ Hoài An đã cùng các bác sĩ nước ngoài cấy thành công gần 100 ốc tai điện tử, thay đổi cuộc đời của các trẻ em khiếm thính.

Nhắc tới những trẻ khiếm thính đã được cấy ốc tai điện tử, niềm hạnh phúc và nụ cười nở trên khuôn mặt vị nữ bác sĩ: “Gia đình các cháu bé đã được tôi và ekip cấy ốc tai vẫn thường xuyên giữ liên lạc và hỏi thăm tới, câu đầu tiên mà cháu thốt ra khi gặp tôi là “chào bà An”, tôi thấy đây chính là niềm hạnh phúc vô bờ bến của người bác sĩ, người nắm giữ sinh mạng và thay đổi cuộc đời của biết bao người, biết bao gia đình. Sự tin tưởng và yêu mến của bệnh nhân dành cho những người bác sĩ như tôi chính là động lực để chúng tôi cống hiến”.

Dành cả cuộc đời cho sự nghiệp khám chữa bệnh trong ngành tai mũi họng, những gì BS Nguyễn Hoài An có được cho đến ngày hôm nay không phải chỉ ở danh vị Phó giáo sư, tiến sĩ tai mũi họng mà đó là lòng tin và sự kính trọng về tài năng và phẩm chất của vị nữ bác sĩ y khoa – “một bông hoa đẹp” trong ngành y, là hàng dài những bệnh nhân tới Bệnh viện đa khoa An Việt để được BS An trực tiếp thăm khám và điều trị.

(Loan Phạm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *