SỨC KHỎE

Một miếng bánh chưng chứa 150 kcal, béo hơn ăn một bát cơm trắng

Một miếng bánh chưng cung cấp 150 kcal, béo hơn ăn một bát cơm trắng. Do đó, nếu mỗi ngày bạn ăn 2-3 miếng bánh chưng nhỏ, cân nặng của bạn sẽ tăng đáng kể.

Theo cheo Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, bánh chưng bánh tét là món ăn cung cấp năng lượng rất lớn. Bánh chưng làm từ gạo nếp, 100gram gạo nếp có 344 kcal. Thông thường một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh….

Xem thêm:

=> Bí quyết làm bánh chưng đậm đà xanh mướt chào Tết 2021

=> Độc đáo cách làm bánh chưng bánh tét ngũ sắc rước tài lộc vào nhà đón Tết

=> Sáng tạo máy gói bánh chưng: Tốc độ gói 1 phút 1 bánh siêu đẹp

Ăn một miếng bánh chưng béo hơn ăn một bát cơm trắng

Một miếng bánh chưng nhỏ trọng lượng khoảng 50gram cung cấp khoảng 150 kcal, bằng một lưng bát cơm. Mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2-3 miếng thì năng lượng khẩu phần đã tăng lên đáng kể, nguy cơ không kiểm soát được cân nặng có thể xảy ra.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Thông thường một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp (khoảng 400-500gram gạo), 100gram gạo nếp có 344 kcal. Như vậy, một chiếc bánh chưng chứa khoảng 1.500-1.700 kcal, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh. Nếu bánh chưng chia 8 miếng, mỗi miếng trọng lượng khoảng 114gram, cung cấp năng lượng nhiều hơn so với ăn một bát cơm trắng.

Cụ thể, về hàm lượng các chất dinh dưỡng, 100 g bánh chưng thành phẩm cung cấp 181 kcal; 4,3gram chất đạm; 4,2gram chất béo; 31,6 g chất bột đường; 0,6gram chất xơ; 26gram canxi; 0,94gram sắt; 1,4gram kẽm. Một chiếc bánh chưng vuông cỡ vừa, chia 8 miếng, cung cấp 204 kcal, 4,7gram chất đạm, 5,6gram chất béo và 33,9gram chất bột đường. Trong khi đó một bát cơm trắng cung cấp khoảng 180-200 kcal.

Ăn một miếng bánh chưng béo hơn ăn một bát cơm trắng
Ăn một miếng bánh chưng béo hơn ăn một bát cơm trắng

Ngoài ra, người Việt chúng ta còn hay có thói quen ăn bánh chưng rán, món này còn chứa nhiều chất béo hơn do được chiên trong dầu mỡ, không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận.

Bởi chứa nhiều kcal, nên chỉ nên ăn 1-2 miếng mỗi ngày và giảm bớt năng lượng từ các thức ăn khác.

Vẫn biết rằng bánh chưng là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, song không phải là lựa chọn thông minh cho người thừa cân, béo phì nếu sử dụng nhiều. Bánh chưng chỉ phù hợp cho người thiếu cân, người mới ốm dậy. Người không muốn tăng cân chỉ nên ăn 200-300gram mỗi ngày, bằng hai miếng bánh chưng được chia làm 8 phần; đồng thời giảm bớt năng lượng từ thức ăn khác khi đã ăn bánh chưng.

Ngoài ra, để giảm bớt béo, nên gói bánh chưng bằng thịt lợn nạc, gói bánh nhỏ. Không cho muối vào khi gói bánh, hạn chế ăn bánh chưng rán. Không ăn bánh chưng khi đã bị mốc. Không ăn bánh chưng vào buổi tối. Nên uống nhiều nước để tránh cảm giác nóng trong người. Mỗi người nên uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày, đồng thời ăn nhiều trái cây, rau xanh để bảo vệ sức khỏe.

Người bệnh mắc bệnh lý về chuyển hóa như thừa cân, béo phì, tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường… nên hạn chế ăn bánh chưng.

Ăn một miếng bánh chưng béo hơn ăn một bát cơm trắng
Ăn một miếng bánh chưng béo hơn ăn một bát cơm trắng

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Trong những ngày Tết, bánh chưng là món ăn không thể thiếu nhưng rất dễ bị ôi, thiu, lên mốc khiến người ăn có thể bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa… Thực tế, rất nhiều gia đình có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Theo Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, điều này rất có hại cho cơ thể vì tất cả thực phẩm mốc đều sinh ra độc tố aflatoxin, gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe con người qua một thời gian dài tích tụ aflatoxin. Vì thế, người dân không nên tiếc mà cần vứt bỏ thực phẩm đã bị nấm mốc. Vì vậy, nên gói lượng bánh vừa đủ để ăn trong những ngày Tết.

Cách bảo quản bánh trưng trong dịp Tết

– Lá dong dùng để gói bánh cần phải được rửa kỹ và để ráo nước. Người dân thường không quen gói bằng lá dong đã được luộc, tuy nhiên đó là cách giúp bánh để được lâu hơn.

– Sau khi bánh chưng đã được nấu chín, bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch để nước nhớt khi luộc bánh sẽ không bị bám trên thực phẩm, giữ cho bánh tránh bị ôi thiu, nhất là khi thời tiết nắng nóng.

– Ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Bạn có thể dùng mâm hoặc vải nilon phủ lên trên, sau đó đặt vật nặng lên trên. Cần để vật nặng đè đều lên tất cả số bánh vừa luộc.

– Treo bánh nơi mát và thoáng gió giúp bánh khô se phần mặt, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giữ được lâu.

– Cần để nguyên lá gói vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt, lấy giấy nilon bao kín lại. Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) nên luộc, chiên hoặc hấp lại và tiếp tục dùng.

Trên dây, Ambeauty vừa chia sẻ tới quý bạn đọc một số thông tin quan trọng về bánh chưng để quý vị giữ vững cân nặng và đảm bảo sức khỏe khi ăn uống trong dịp Tết. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi!

Tổng hợp

Loan Pham

Hello! Xin chào tất cả các bạn đọc của AMBEAUTY. Hiện Pham đang phụ trách tổng hợp thông tin kiến thức về thời trang, ẩm thực, làm đẹp, sức khỏe để chia sẻ tới bạn đọc. Hãy cùng Pham like và chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn bè và người thân nhé! Cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *