KHÁM PHÁTIN TỨC

Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Một cuộc đời thầm lặng

Thầy thường được so sánh với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng Người luôn tìm cách tránh sự chú ý của công chúng và chọn sống một nếp sống giản dị, thầm lặng của một người tu. Thầy đã tránh cái bẫy của sự nổi tiếng và chỉ cho phỏng vấn đối với những phóng viên chịu dành thời gian thiền tập với Thầy trước khi phỏng vấn, vì chánh niệm là cái cần phải được trải nghiệm thay vì được mô tả.

Nhưng Thầy không phải là người sống khép kín. Người đã sống một cuộc đời phi thường và đã được Mục sư Martin Luther King đề cử cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967 vì những đóng góp của Người trong việc chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Trong thư đề cử của mình, Mục sư King nói rằng: “Cá nhân tôi không thấy ai xứng đáng được trao giải Nobel Hòa bình hơn vị thầy tu Phật giáo đến từ Việt Nam này. Những phát kiến cho hòa bình của Ngài, nếu được áp dụng, sẽ dựng nên một tượng đài của tinh thần đại đồng, tình huynh đệ và nhân bản”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Một cuộc đời thầm lặng (1)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Một cuộc đời thầm lặng

Thầy đã thành lập nên Làng Mai tại Pháp cách đây 30 năm, từ khi bị sống lưu vong nơi xứ người, và sau đó thành lập thêm nhiều tu viện khác tại Mỹ, Thái Lan, Hồng Kông, cũng như Viện Phật học Ứng dụng châu Âu (EIAB) tại Đức. Người vẫn tiếp tục phụng sự cho hòa bình, hòa giải các cuộc xung đột trên thế giới, trong đó phải kể đến việc tổ chức các khóa tu cho người Israel và Palestin.

Dù đã đạt được rất nhiều thành tựu – gần đây Thầy đã được mời làm Tổng biên tập danh dự của tờ báo Times of India khi tờ báo này ra ấn bản đặc biệt về hòa bình, Thầy vẫn khiêm tốn khi nhìn lại cuộc đời mình.

“Tôi không đạt được gì nhiều ngoài một chút bình an, một chút hỷ lạc trong tự thân. Như vậy cũng đã nhiều rồi,” Thầy nói. “Những giây phút hạnh phúc nhất là khi tôi ngồi yên và cảm nhận được sự có mặt của các vị xuất sĩ lẫn cư sĩ đang cùng nhau thực tập thiền tọa hay thiền hành. Đó là thành tựu chính, còn việc xuất bản sách và thành lập các viện Phật học ứng dụng như ở Đức, những cái đó không quan trọng.

“Điều quan trọng là xây dựng được một tăng thân – một cộng đồng tu học, và tôi có một cái thấy là đức Bụt của thời đại chúng ta có thể không phải là một cá nhân mà là một tăng thân. Nếu mỗi ngày ta thực tập thiền hành, thiền tọa và chế tác năng lượng của niệm, định và bình an thì ta đang là một tế bào trong thân của Bụt. Đây không phải là một giấc mơ. Điều này có thể thực hiện được ngay hôm nay và ngày mai. Bụt không phải ở một nơi xa xôi mà Bụt đang có mặt ngay bây giờ và ở đây”.

Mặc dù tại thời điểm này Thầy vẫn đang khỏe mạnh và trí tuệ của Người sắc bén như một lưỡi gươm nhưng Thầy đã lớn tuổi và sẽ không thể tiếp tục có những chuyến hoằng pháp dài ngày trên khắp thế giới như trước đây. Năm nay Thầy có chuyến hoằng pháp tại nhiều tiểu bang của Mỹ cũng như tại một số nước châu Á, và có lẽ đây sẽ là chuyến hoằng pháp ra nước ngoài cuối cùng của Thầy.

Dù Thầy tin rằng bản chất của chúng ta là vô sinh bất diệt nhưng Thầy cảm thấy như thế nào về sự ra đi của chính mình?

“Tôi sẽ không chết nhưng sẽ tiếp tục nơi những người khác, đó là điều rất rõ ràng,” Thầy nói. “Không có gì mất đi cả. Và tôi rất vui vì đã được tham gia vào công trình làm mới lại giáo lý của Bụt. Có nhiều người đã hiểu sai lời Bụt dạy, vì vậy chúng ta cố gắng làm cho giáo lý của Bụt trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng đối với tất cả mọi người.”

Nâng chén trà trong tay, Thầy nói thêm: “Tôi đã chết rất nhiều lần, có thể nói chúng ta đều được sinh ra và chết đi trong mỗi phút giây, đó là cách mà chúng ta cần rèn luyện cho chính mình. Cũng giống như lá trà, khi ta cho lá trà vào ấm rồi đổ nước sôi lên, vài phút sau là ta có trà để uống. Rồi ta chế thêm nước sôi để có ly trà thứ hai. Sau vài lần như vậy, ta sẽ thấy rằng lá trà tuy còn trong ấm nhưng hương vị của nó đã đi vào ly trà rồi, cái còn lại trong ấm chỉ là bã trà mà thôi.

“Nhưng đó không có nghĩa là lá trà đã chết. Dù chỉ còn là bã trà nhưng ta vẫn có thể sử dụng chúng để bón cho chậu hoa trong vườn và như vậy lá trà vẫn tiếp tục hiến tặng cho cuộc đời. Chúng ta phải nhìn

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là thế. Thầy xuất hiện ở đâu là nơi đó thành ngôi chùa linh thiêng. Ngôi chùa ấy có tên là TÌNH YÊU THƯƠNG. Và ở đó chỉ có tình yêu thương ngự trị. Người Việt Nam chúng ta tự hào vì có thầy Thầy là một trong những người Việt Nam đẹp nhất. Cả một đời tu tập chỉ để đem hạnh phúc, thương yêu đến cho mọi người.

Nguồn trích từ trang Làng Mai

Shizuka

Shizuka xin chào các độc giả của Ambeaty! Hy vọng những thông tin mà Shizuka lượm nhặt để gửi tới bạn đọc sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng mong nhận được các góp ý của bạn đọc dành cho các nội dung Shizuka update trên trang web.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *