Ơ! HÀ NỘI

Cà phê Cuối Ngõ – Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị

“Cuối ngõ ấy là quán cà phê quen
Anh đã tin vì uống cà phê mà mắt em nâu đến thế
Vì viên đá tròn xinh
Vì bông hoa be bé
Mà nụ cười em trong hơn

Cuối ngõ ấy anh vẫn tìm nỗi cô đơn
Khi anh nhìn trong mắt em và không thấy mình trong đó
Cà phê nâu, màu môi em đo đỏ
Nỗi thất vọng màu gì, em có biết không?

Cuối ngõ ấy có bao người mà em nói thật đông
Anh chỉ thấy toàn người lạ
Người lạ thì chẳng là gì cả
Thế giới thu vào một mái tóc em

Cuối ngõ ấy anh đã tìm được một thói quen
Một thói quen dễ thương giữa chật chội cuộc đời và bộn bề toan tính
Chỉ cần em và buổi chiều thanh tịnh
Một ly nâu đủ ấm áp nụ cười

Cuối ngõ ấy anh đã tìm thấy một góc nhỏ cuộc đời
Anh đã trao, dẫu em không nhận”

Cà phê Cuối Ngõ - Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị
Cà phê Cuối Ngõ – Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị

Cuộc sống hối hả, nhiều những lo toan, thật là mệt mỏi. Ta muốn bỏ hết tất cả mọi việc, đi kiềm kiếm những giây phút yên bình, tìm lại sự bình yên khi tâm hồn đang xáo động. Giữa mảnh đất Hà Nội đông đúc, ồn ào, ở đâu đó vẫn có một góc lặng lẽ. Người ta tìm đến nó, tìm đến sự bình yên, tĩnh lặng – đó là Cafe Cuối Ngõ.

Cà phê Cuối Ngõ - Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị
Cà phê Cuối Ngõ – Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị

Người ta đến với cafe Cuối Ngõ là để tìm sự yên lặng, nhâm nhi cốc cafe và ngân nga những bản nhạc Trịnh đi vào lòng người. Những người đến đây có đủ mọi tầng lớp trong xã hội, học có thể là đôi tình nhân, họ là đôi bạn thân hay cũng có thể là những cô cậu sinh viên tìm kiếm những điều mới lạ ở Hà Nội ồn ào này. Họ đến đây để lắng nghe những câu hát, tìm lại chính mình trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn.

Quán có diện tích nhỏ nhưng thoáng đãng và trong lành hơn so với cuộc sống ồn ào ngoài kia. Tất cả các đồ đạc từ cổng vào, tường nhà, nền nhà đều mang bóng dáng nét xưa, tất cả được bày trí, sắp xếp vô cùng ngăn nắp.

Cà phê Cuối Ngõ - Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị
Cà phê Cuối Ngõ – Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị

Bước vào quán cà phê, ấn tượng đầu tiên đó chính là cái cổng màu rêu xanh với nét kiến trúc từ những năm đầu thế kỷ XX. Theo như lời của anh chủ quán cafe Cuối Ngõ, kiến trúc của cổng được giữ như nguyên từ năm 1932 đến nay, còn ngôi nhà thì được sửa lại vào năm 1984. Mặc dù có được sửa sang lại một chút nhưng ngôi nhà không có sự thay đổi đáng kể, nét trầm mặc vẫn nhuốm màu theo không gian của quán.

Cà phê Cuối Ngõ - Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị
Cà phê Cuối Ngõ – Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị

Không gian bên trong ấm cúm với khoảng chục bộ bàn ghế bày xung quanh nhà, đâu đó trên bàn có một bình hoa tươi nhỏ nhắn tạo điểm nhấn cho cho không gian xưa thêm phần lắng đọng. Trên bốn bức tường chủ quán trang trí bằng những bức họa, thư pháp, hoặc tranh sơn dầu… Và bao trùm lên tất cả là tiếng nhạc Trịnh ngân lên thật khẽ, đủ nghe, gợi sự hoài cổ, xưa cũ đến nao lòng.

Cà phê Cuối Ngõ - Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị
Cà phê Cuối Ngõ – Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị

Đặc biệt, cái riêng có của Cuối Ngõ là món rượu Đắng độc quyền mà chủ quán rất tâm đắc. Những vị khách tìm đến Cuối Ngõ nếu có tâm sự buồn, chủ quán đoán biết sẽ mời khách dùng một ly rượu để quên sầu. Chỉ một vài ly trong vò rượu bé, khách sẽ cảm thấy ấm lòng và thấy được như cảm thông với những muộn phiền không thể nói ra trong cuộc sống.

Cà phê Cuối Ngõ - Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị
Cà phê Cuối Ngõ – Mộc mạc hoài cổ giữa chốn đô thị

Cà phê Cuối Ngõ như một nốt trầm lặng lẽ trong cái nhộn nhịp của phố thị hiện đại, bởi những cảm xúc lắng đọng mà quán cũ người xưa mang lại.

Địa chỉ: Số 4, ngách 78, ngõ 68, Cầu Giấy, Hà Nội.

Loan Pham

Hello! Xin chào tất cả các bạn đọc của AMBEAUTY. Hiện Pham đang phụ trách tổng hợp thông tin kiến thức về thời trang, ẩm thực, làm đẹp, sức khỏe để chia sẻ tới bạn đọc. Hãy cùng Pham like và chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn bè và người thân nhé! Cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *