SỨC KHỎE

Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Gần đây qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nhận được nhiều thông tin rất đau lòng về bệnh trầm cảm sau sinh. Vậy trầm cảm sau sinh là gì?: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị như thế nào? Trong nội dung dưới đây, Ambeauty xin phép chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này để chị em và gia đình phòng tránh.

Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Nội Dung Chính

Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng trầm cảm xuất hiện sau khi sinh đẻ ở người phụ nữ trong 3 tuần đầu sau sinh. Đa phần phụ nữ sau sinh đều có rối loạn khí sắc, triệu chứng này có thể thoáng qua và tương đối nhẹ, tuy nhiên một số bị rối loạn dai dẳng kéo dài dần dần dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm gây nên.

Đây là chứng bệnh có thể gặp ở tất cả các phụ nữ sau khi sinh đẻ không chỉ gặp ở lần đầu mang thai mà có thể gặp ở bất kì thời điểm nào, lần mang thai nào. Theo số liệu thống kê cho thấy: hàng năm có khoảng 10-20 % phụ nữ sau sinh con có biểu hiện của chứng trầm cảm, tỉ lệ này hiện nay đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị trầm cảm sau sinh là vô cùng quan trọng, tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh

Hiện nay, chưa có một bằng chứng cụ thể nào chỉ ra nguyên nhân chính gây ra trầm cảm sau sinh. Đây là một bệnh lý thuộc chuyên ngành tâm thần học không có nguyên nhân rõ ràng đối với tất cả các phụ nữ sau sinh đẻ mà mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau do sự kết hợp của nhiều yếu tố: tinh thần, thể chất, tâm lý, xã hội…. gây ra.

Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho rằng có một số nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh như sau:

-Thay đổi nồng độ hormone đột ngột, nhanh chóng: dẫn đến thay đổi trong não bộ, thay đổi về tâm trạng kết hợp với tình trạng suy giảm sức khỏe, thường rơi vào tình trạng thiếu ngủ, không được nghỉ ngơi, liên tục phải đối mặt với áp lực công việc, gia đình dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài dần dần dẫn đến kiệt sức
-Thay đổi tâm lý: phụ nữ sau sinh có sự thay đổi về trách nhiệm bản thân với con cái, gia đình cùng với sự thiếu quan tâm, chăm sóc của người chồng cũng như gia đình gây ra cho phụ nữ những rối loạn cảm xúc rơi vào tình trạng chán nản, mệt mỏi từ đó biểu hiện ra những cảm xúc, hành động không kiểm soát được: khóc lóc, gào thét, tự sát,..

Dưới đây là nguyên nhân thực thể gây ra chứng trầm cảm sau sinh:
-Nhược giáp sau sinh của người phụ nữ có thể gây nên các triệu chứng của bệnh trầm cảm
-Tình trạng thiếu vitamin B12 thường gặp sau sinh do nhu cầu dinh dưỡng trong lúc mang thai cao hơn bình thường
-Rối loạn nhiễm sắc thể gen lặn sau sinh
-Một số loại thuốc: Metronidazol là một kháng sinh thường dùng trong sản khoa và phụ khoa có liên quan đến tác dụng phụ loạn thần. Ngoài ra còn có thuốc đối vận dopamine làm giảm bài tiết sữa gây ra loạn thần, một số thuốc giảm cân ảnh hưởng đến chế độ ăn có tác dụng giống thần kinh giao cảm và có thể gây ra triệu chứng loạn thần.

Triệu chứng bệnh Trầm cảm sau sinh

Các dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh có thể tồn tại tại một thời điểm nhất định trong ngày hoặc tồn tại dai dẳng cả ngày kéo dài trong một thời gian dài. Các dấu hiệu này bao gồm:

-Cảm thấy buồn rầu, chán nản thậm chí không biết lý do vì sao buồn, luôn trong tình trạng vô vọng, trống rỗng, cảm thấy quá sức về tất cả mọi việc kể cả việc nhẹ
-Biểu hiện của sự buồn rầu, chán nản là khóc thường xuyên, thường khóc một mình, khóc nhiều hơn bình thường thậm chí không biết vì sao lại khóc
-Tâm trạng hay cáu kính: tính khí thất thường, luôn cảm thấy khó chịu và không bằng lòng với tất cả mọi thứ dễ cáu giận, mất kiểm soát; nhiều khi lại sợ hãi thái quá…
-Bị mất ngủ: mất ngủ thường xuyên, không thể yên tâm ngủ ngon, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc, có trường hợp lại ngủ quá nhiều
-Giảm khả năng tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định
-Mất sự quan tâm thích thú: không quan tâm đến bản thân, không còn các sở thích như trước kia
-Ăn rất ít, không muốn ăn, cảm giác không ngon miệng, có trường hợp lại ăn nhiều
-Đau đớn về thể chất và tinh thần, cảm thấy đau mỏi người, nhức đầu, mệt mỏi
-Ngại tiếp xúc với mọi người, xa lánh người thân bạn bè, không muốn gần gũi với con
-Có ý định và hành vi tự sát thậm chí phụ nữ sau sinh còn có ý định muốn giết chết con mình.

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh?

Tất cả các phụ nữ sau sinh đều nằm trong đối tượng có nguy cơ bị rối loạn khí sắc về trầm cảm, đặc biệt chú ý các đối tượng có nguy cơ cao hơn như:

-Người đã từng bị trầm cảm trong khi mang thai, trầm cảm ở lần mang thai trước hoặc bất kì thời điểm nào.
-Trong gia đình có người bị trầm cảm hoặc các bệnh lý tâm thần khác
-Áp lực trong cuộc sống: mất đi người thân, mắc bệnh, mất việc làm
-Con có vấn đề về sức khỏe: quấy khóc, khó khăn khi bú, ít sữa,..
-Khó khăn về tài chính, khó khăn về các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội
-Thiếu sự quan tâm từ gia đình, không ai giúp đỡ chăm con, phụ giúp công việc trong gia đình
-Mang thai ngoài ý muốn

Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Giúp phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh như thế nào?

Thực tế bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ và con do hành vi tự sát và làm hại con mình do bệnh trầm cảm gây nên. Nhưng cũng không cần lo lắng quá vì đây là bệnh hoàn toàn có thể chữa được.

Chỉ cần được phát hiện sớm và đưa đến gặp các chuyên gia tâm lý để có hướng điều trị phù hợp và đúng đắn nhất. Cách trị trầm cảm sau sinh bao gồm dùng thuốc và các biện pháp điều trị không dùng thuốc.

Nếu phát hiện và điều trị sớm thì sẽ nhanh chóng phục hồi. Không nên tự ý điều trị theo các hướng dẫn trên mạng mà hãy tư vấn các chuyên gia sức khỏe tâm lý, bởi chỉ có các chuyên gia có chuyên môn mới có thể giúp mẹ sau sinh có hướng điều trị trầm cảm phù hợp và đúng đắn nhất.

Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu thêm một số phương pháp như:

– Tham vấn tâm lý

Người mẹ trầm cảm sau sinh sẽ được nói chuyện riêng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức tức là giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình một cách dần dần; hoặc liệu pháp tương tác nghĩa là giúp mọi người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả. Phụ nữ trầm cảm nhẹ có thể được tư vấn điều trị. Những trường hợp nặng hơn có thể được điều trị tư vấn kết hợp với sử dụng thuốc.

– Điều trị bằng thuốc

Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên tư vấn với bác sĩ càng sớm càng tốt. Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng.

Tuy nhiên cần lưu ý tới việc dùng thuốc chống trầm cảm cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc không hiệu quả, hoặc người bệnh cảm thấy khó chịu, nên đến bác sĩ thay đổi thuốc hoặc liều dùng. Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị, bởi trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc, các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng, nên đến bác sĩ tư vấn thêm.

– Người thân đồng hành chia sẻ

Bạn bè và gia đình cần động viên, hỗ trợ và chắc chắn người mẹ đang được điều trị trầm cảm. Hãy hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và chia sẻ, đồng cảm với cảm xúc, sở thích của họ. Sự giúp đỡ từ gia đình đóng vai trò quan trọng, giúp người mẹ phục hồi nhanh chóng.

– Hãy lắng nghe cơ thể và yêu bản thân hơn

Bên cạnh các phương pháp điều trị cũng như san sẻ cùng người thân, bản thân người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục. Người mẹ đang trải qua trầm cảm nên tin tưởng và kiên nhẫn vào khả năng cải thiện chứng trầm cảm của bản thân.

Hãy lắng nghe cơ thể mình, đừng quá lo lắng khi đau, mệt, bởi đau nhức là trạng thái các sản phụ sau sinh có thể trải qua, và mệt mỏi là nguyên nhân khiến trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời lắng nghe cảm xúc của mình, thư giãn và làm những điều bản thân yêu thích.

Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng việc ăn uống điều độ, bổ sung trái cây và rau xanh hằng ngày.

Trên đây là các kiến thức cơ bản và cần thiết chúng ta cần trang bị khi gia đình chuẩn bị cho việc thêm thành viên mới. Đặc biệt, hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có xảy ra nhé.

Loan Pham

Hello! Xin chào tất cả các bạn đọc của AMBEAUTY. Hiện Pham đang phụ trách tổng hợp thông tin kiến thức về thời trang, ẩm thực, làm đẹp, sức khỏe để chia sẻ tới bạn đọc. Hãy cùng Pham like và chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn bè và người thân nhé! Cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *