ẨM THỰC

Cách làm gỏi bồn bồn tai heo của người miền Tây

Mình xin góp vào bản đồ ẩm thực hình chữ S một món ăn dân dã miền tây sông nước: gỏi bồn bồn tai heo. Cái tên khá xa lạ với rất nhiều người, bạn mình xem hình còn hỏi sả hay hành mà.

Miền tây về dọc sông Hậu Giang như Sóc Trăng, Cà Mau Bạc Liêu sẽ thấy rất nhiều. Bồn bồn thân cỏ có gốc như sả, ăn tươi thì phần gốc giòn sần sật như cổ hũ dừa, muối chua lên thì giòn giòn để trữ lâu làm gỏi, nấu canh chua. Cây bồn bồn đực phơi khô từ rễ tới hoa là một vị thuốc rất quý trong Đông Y, hoa cây bồn bồn đực phơi khô sẽ có tên thuốc là Bồ Hoàng, một trong những vị thuốc quý mà danh y Tuệ Tĩnh rất yêu quý, để lại rất nhiều bài thuốc hay trong cuốn Nam Dược thần hiệu.

Cách làm gỏi bồn bồn tai heo của người miền Tây
Chân dung em nó lúc chưa bị muối chua

Trừ khu vực miền tây, tới mùa bồn bồn sẽ có đồ tươi sống để xào tỏi, nấu canh chua, ít mang đi các vùng miền khác vì dễ hư. Dễ bảo quản và dễ tìm mua nhất là bồn bồn đã muối chua như một trong những món đặc sản có trong các trạm dừng chân suốt dọc đường miền tây.

Mình cũng tình cờ được bạn cho ít bồn bồn tươi rồi mày mò tìm hiểu cách muối chua bồn bồn để làm gỏi. Và phát hiện ra thêm một cách muối chua thực phẩm nữa từ nước vo gạo để chua rất hay. Tuy rằng cách này hơi lích kích tốn thời gian, phải làm nước chua trước 1 ngày.

Nguyên liệu làm gỏi bồn bồn tai heo

Cách làm gỏi bồn bồn tai heo của người miền Tây
Các nguyên liệu để muối nè

1kg bồn bồn tươi

Nước: 2/3 lượng nước của hũ, thố sành bạn định muối 1kg bồn bồn tươi này.

1 lon gạo hoặc 1 vài thìa cơm nguội nghiền nát

2-3 cục đường phèn hoặc 2 muỗng ăn cơm đường trắng

2 thìa ăn cơm muối.

Cách làm gỏi bồn bồn tai heo của người miền Tây

Mẹo xắt tai heo mỏng làm gỏi: Miếng tai heo có sụn giòn sần sật thái dày nhai thì sướng răng, nhưng nếu mang đi bóp gỏi thì dày quá sẽ không thấm gia vị, mang làm đồ cuốn thêm với rau bún thịt thì chiếc gỏi cuốn lại quá khổng lồ. Nhưng lý do to đùng là thái dày quá một chiếc tai heo chả được mấy miếng cả. Đĩa gỏi gắp vài phát thì còn nguyên rau.

Nên thái mỏng làm gỏi vẫn là quốc sách. Bí quyết gia truyền nhà mình là luộc xong ngâm nước lạnh, lau khô rồi cho tủ lạnh vài tiếng. Tai vừa trắng, vừa cứng. Lật ngửa tai ra thái từ phần nhiều thịt thái xuống sẽ lấy được cả phần sụn lẫn phần phía gần má.

Bạn cũng cần một con dao lưỡi mỏng và sắc nữa nhé. Tai heo rất hợp với lá chanh xắt nhuyễn, cho xíu vào ngon lắm. Ai có cách nào nhanh dễ hơn chỉ mình luôn nhé

Cách làm gỏi bồn bồn tai heo của người miền Tây
Bí quyết xắt tai heo mỏng: luộc xong ngâm nước đá rồi lau khô để tủ lạnh vài tiếng cho cứng lại.

Cách chuẩn bị nước chua để muối: Bạn đổ nước sạch vào hũ/thố sành dự kiến định muối, tới 2/3 chiều cao. Rồi lấy nước này đi vo gạo, giữ nước vo gạo này lại.

Nếu không an tâm với độ sạch của nước vo gạo thì lấy 2-3 muỗng cơm nguội nghiền rồi hòa với lượng nước vừa đong.

Sau đó lấy nước vo gạo/nước hòa cơm nguội nghiền nát cho vào nồi, cho đường và muối vào nấu sôi lên.

Nếu làm từ cơm nguội thì nhớ lọc bỏ bã cơm. Sau đó cho vào một cái hộp để nhiệt độ phòng chỗ thoáng mát 1 ngày thì lấy nước này đi muối bồn bồn.

Cách muối: Bồn bồn rửa sạch chẻ đôi, ngâm với nước lọc pha giấm cho trắng tầm 15phút. Sau đó để ráo. Xếp nhẹ nhàng vào hũ/thố sành.

Đổ nước gạo muối chua vào rồi để cái đĩa này đồ nén cho nước luôn ngập hết bồn bồn. Để chỗ thoáng mát tầm 2-3 ngày là chua vừa để làm gỏi.

Sau khi khoe bạn thì bạn mình bảo không cần phải để chua nước vo gạo đâu, để nguội muối luôn được rồi.

MÌnh thì hết bồn bồn tươi để thử nghiệm rồi. Giờ ngồi chờ các bạn quê có bồn bồn vào chỉ nè.

Cách làm gỏi bồn bồn tai heo của người miền Tây
Cách làm gỏi bồn bồn tai heo của người miền Tây

Cách làm gỏi bồn bồn y chang gỏi các loại gỏi phổ biến chỉ có thêm bồn bồn muối chua giòn giòn ăn cân bằng vị các loại thịt thà.

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Thu


AMBEAUTY GIỚI THIỆU MÓN NGON ĐẶC SẮC VÙNG MIỀN – RAU SẮN MUỐI CHUA

Sản phẩm từ vùng quê Phú Thọ 100% không chất bảo quản.

– Rau sắn vườn nhà sạch.

– Quá trình làm ủ lên men tự nhiên.

Thành Phần: Rau sắn tươi, Nước, Muối, (Măng nếu có)

Bảo quản: Để bên ngoài nhiệt độ thường được 2 tuần và để ngăn mát thì được hơn 1 tháng. Ngăn đá thì 3 tháng ạ. Nhưng ngon nhất là ăn khi để ở nhiệt độ thường ạ

Cách chế biến: Cách nấu rau sắn muối chua ngon của người Phú Thọ

Rau sắn muối chua đặc sản Phú Thọ
Rau sắn muối chua BẦM ƠI – Món ngon đặc sản Phú Thọ

Đặt hàng: TẠI ĐÂY – Hotline/Zalo: 0962.365.166

Những ai xa quê đều nhớ mãi hương vị dung dị, nồng đượm này, còn những ai lần đầu thưởng thức món ăn này đều nhớ mãi….

Thân ái!

Loan Pham

Hello! Xin chào tất cả các bạn đọc của AMBEAUTY. Hiện Pham đang phụ trách tổng hợp thông tin kiến thức về thời trang, ẩm thực, làm đẹp, sức khỏe để chia sẻ tới bạn đọc. Hãy cùng Pham like và chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn bè và người thân nhé! Cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *