TIN TỨC

Tái cấu trúc doanh nghiệp: Bây giờ hoặc không bao giờ?

Có 46.592 doanh nghiệp ngừng kinh doanh trong năm 2020 và còn hàng trăm ngàn doanh nghiệp thua lỗ trong năm qua, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải Thay đổi hoặc là chết. Điều này nó không chỉ đặt ra đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ngay cả với tập đoàn lớn cũng phải phá sản nếu không thay đổi cấu trúc doanh nghiệp, như Nokia, hay Black Berry.

Vậy thì trong bài viết này tôi chia sẻ với bạn Tại sao chúng ta cần phải Tái cấu trúc doanh nghiệp ngay bây giờ hoặc không bao giờ, và tái cấu trúc những gì trong doanh nghiệp của bạn, để giúp doanh nghiệp của bạn có được cơ hội sống sót và trường tồn.

Tôi muốn bạn hiểu về khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp trước đã “Tái cấu trúc là một quá trình làm thay đổi căn bản trong Doanh nghiệp thông qua việc thay đổi cấu trúc các bộ phận một cách thuần túy, hoặc thay đổi cả quy trình kinh doanh trên nền tảng và triết lý kinh doanh cũ. Tái cấu trúc cũng có thể bao gồm tất cả hoặc một phần những thay đổi về cấu trúc Doanh nghiệp, quy trình kinh doanh và nền tảng, triết lý kinh doanh”. Bất luận xét trên quy mô và mức độ nào, tái cấu trúc nghĩa là thay đổi cấu trúc và những gì thuộc về cấu trúc bên trong của Doanhnghiệp. Chúng ta không nên hiểu tái cấu trúc theo nghĩa hẹp, đó là khi cơ cấu Doanh nghiệp thay đổi (thay đổi phòng, ban chức năng), hệ thống Doanh nghiệp thay đổi (thay đổi công ty thành viên, chi nhánh, đại lý phân phối). Đây thực chất chỉ là kết quả bộc lộ ra bên ngoài của quá trình tái cấu trúc được tích luỹ trước đó.

Việc sắp xếp lại cơ cấu hoặc hệ thống bên ngoài của Doanh nghiệp chỉ là động thái cuối cùng nhằm tạo nên sự phù hợp với yêu cầu thúc bách từ bên trong của quá trình hoạt động tại mỗi doanh nghiệp. Chính với quan điểm này mà tái cấu trúc Doanh nghiệp có thể được nhìn nhận là một quá trình liên tục và thường xuyên. Doanh nghiệp xét theo nghĩa nào đó cũng như một cơ thể con người chúng ta. Nhìn dưới giác độ này, theo lẽ tự nhiên thì Doanh nghiệp sẽ trải qua quá trình sinh – lão – bệnh – tử. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều tên tuổi Doanh nghiệp trường tồn, ngược lại cũng không ít Doanh nghiệp đã chết yểu ngay trong những ngày vừa mới khai sinh, và cũng có nhiều doanh nghiệp 10 – 15 thậm chí 30 năm rồi vẫn sụp đổ.

Vì vậy với vai trò là chủ doanh nghiệp, người quản trị Doanh nghiệp và thể hiện cái tài của nhà quản trị là phải khiến Doanh nghiệp luôn trong trạng thái “sinh”, bởi nhờ vậy chủ doanh nghiệp sẽ biến chu kỳ của doanh nghiệp luôn là sinh – sinh, từ cấp độ này sang cấp độ khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, luôn luôn tích luỹ và phát triển. Nói cách khác, doanh nghiệp phải luôn biết làm mới mình.

Với mỗi doanh nghiệp, giữ nguyên cái cũ đồng nghĩa là đang chết đi. Đây là quan điểm thoạt nghe tưởng như cực đoan, nhưng thực ra tất cả các doanh nghiệp thành công đều đang tuân thủ nguyên tắc này. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhu cầu của khách hàng luôn biến động, đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách vượt lên trên, đối tác luôn tìm kiếm lĩnh vực hợp tác mới và ngay cả nhân sự của chúng ta họ cũng luôn mong muốn và tìm kiếm sự thay đổi phát triển và được đóng góp vào sự thay đổi đó, và đó là một trong sáu nhu cầu của con người…

Tất cả không có gì đứng yên nên doanh nghiệp không làm mới mình theo quy luật đó thì sẽ bị đào thải, sản phẩm trở nên lỗi thời, nhân sự bị mòn đi, công nghệ trở nên lạc hậu. Nhìn vào các tập đoàn lớn trên thế giới có thể rút ra được điểm chung là họ luôn khuyến khích phát huy sáng kiến. Sau quá trình thử nghiệm, sáng kiến được áp dụng nhanh chóng và nhân ra toàn hệ thống. Cấu trúc doanhnghiệp và quy trình kinh doanh đều biến đổi để thích hợp với sáng kiến mới, công nghệ mới. Trong khi đó, những doanh nghiệp yếu ớt thường do nguyên nhân không muốn tái cấu trúc với lập luận rằng tổ chức của họ cần được ổn định. Song, thực tế chứng minh, ổn định một cách tốt nhất là bảo đảm cho các bộ phận những mối quan hệ nội tại phù hợp với quy luật phát triển, không có nghĩa là cố định nó. Ổn định là đảm bảo doanh nghiệp trong trạng thái cân bằng động, một yếu tố thay đổi thì các yếu tố khác có mối liên quan đều phải thay đổi theo, tạo ra trạng thái cân bằng mới. Việc cố định tổ chức, cố định quy trình, bắt mọi hoạt động của doanh nghiệp lấy tổ chức cũ, quy trình cũ làm trung tâm sẽ không tạo cơ hội cho cái mới ra đời, đồng nghĩa với không tạo động lực cho sự phát triển.

Tái cấu trúc doanh nghiệp_ Bây giờ hoặc không bao giờ_
Tái cấu trúc doanh nghiệp:  Bây giờ hoặc không bao giờ?

Cái chết của các doanh nghiệp khi không tái cấu trúc, hoạc tái cấu trúc chưa mạnh mẽ và nhất quán, không chỉ đến với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là cả tập đoàn, mà chúng ta có bài học của tập đoàn RIM, với sản phẩm điện thoại nổi tiếng Black berry vào năm 2007 khi mà Apple tung ra sản phẩm smart phone với màn mình full touch thì khi đó RIM đã bảo thủ với sản phẩm bàn phím vật lý, và cái kết cho RIM đó là để cho Apple, Samsung dìm xuống đáy với một doanh nghiệp đã từng thành công với doanh thu 2008 20 tỷ usd, và đã thành lập 29 năm vào thời điểm đó.

Tại thời điêm này chúng ta vừa đi qua cuộc khủng hoảng kép, Covid – y tế và kéo theo khủng hoảng kinh tế, mọi thứ đã thay đổi, thị trường thay đổi, thói quen, hành vi mua sắm thay đổi, nhu cầu của khách hàng thay đổi, thị trường lao động thay đổi, mọi thứ đã thay đổi và thay đổi rất nhanh. Và đây là thời điểm mà với các tác động cả bên trong nội tại mỗi doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ từ bên ngoài do cuộc khủng hoảng kép dẫn tới, và ảnh hưởng tới mọi doanh nghiệp, vì vậy đây là lúc chúng ta phải tái cấu trúc doanh nghiệp để chúng ta có thể sống và phát triển hoặc không chúng ta đối mặt với sự đào thải sự khốc liệt và quy mô chưa từng có.

Khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi (ví dụ: chi phí thuê văn phòng). Trong khi đó, một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp (ví dụ: tự động hóa và công nghệ giúp phối hợp làm việc).

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái ‘bình thường mới’, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng. Để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới.

1. Thị trường đã có những thay đổi gì? Các khách hàng, nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh có những thay đổi gì? Có những xu hướng hay những gián đoạn nào trên thị trường đáng lưu ý? Thang sản phẩn, thang khách hàng cần phải thiết kế hay tái thiết kế?

2. Giải pháp giá trị nào sẽ phù hợp trong bối cảnh hiện nay?

3. Đối với giải pháp giá trị đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng lên một vài ý tưởng mà doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ không? Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

4. Doanh nghiệp đã đầu tư đủ lực vào những ý tưởng đó chưa? Chi phí đầu tư có thể luân chuyển từ những lĩnh vực nào khác sang những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh hơn?

5. Những công đoạn nào mà bạn có thể thuê ngoài thì sẽ hiệu quả hơn?

6. Đòn bẩy công nghệ nào có thể áp dụng giúp cho việc vận hành ít nhân sự hơn và hiệu quả cao hơn?

Các câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng định hình được những năng lực cần phải có để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Quyết tâm gấp đôi ở những lĩnh vực mang lại lợi thế cạnh tranh này sẽ giúp doanh nghiệp vững tin và đủ lực để phát triển, và đây là cơ hội tốt nhất để bạn tái cấu trúc NGAY bay giờ hoặc KHÔNG bao giờ.

Để bạn thực sự có được phương thức, chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp của bạn, Bạn hãy đăng ký tham dự 2 ngày huấn luyện cùng chúng tôi 12 – 13 tháng 3 năm 2021 tới tại Hà Nội, chúng ta sẽ giúp Bạn có được ý tưởng và chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp của bạn sớm nhất, đúng nhất.

Được chia sẻ bởi: Bùi Cao Sơn 

 

Shizuka

Shizuka xin chào các độc giả của Ambeaty! Hy vọng những thông tin mà Shizuka lượm nhặt để gửi tới bạn đọc sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng mong nhận được các góp ý của bạn đọc dành cho các nội dung Shizuka update trên trang web.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *