TIN TỨC

Tổng hợp 12 “phẩm chất” quan trọng doanh nhân cần phải trau dồi

Dù mỗi doanh nhân sẽ thể hiện những nét tính cách đặc trưng và không trung hoà với những doanh nhân khác, thì tất cả họ đều chia sẻ một tinh thần chung – những quan điểm và phẩm chất nhất định, kèm theo một động lực đặc biệt, cùng sự ham học học hỏi và phát triển. Thay vì tập trung vào những nét đặc biệt, tốt hơn là tập trung phân tích những điểm chung của họ.

Phẩm chất quan trọng cần có của một doanh nhân
Phẩm chất quan trọng cần có của một doanh nhân

Dưới đây là 12 phẩm chất thường gặp từ những doanh nhân thành công. Nếu không có những đặc điểm này, bạn sẽ thiếu những tố chất cần thiết để trở thành một doanh nhân thực sự thành công.

Phẩm chất quan trọng cần có của một doanh nhân

1) Sự tự tin:

Sự tự tin là điều bắt buộc của một doanh nhân. Không phải ai trong chúng ta cũng được sinh ra với sự tự tin, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ta không thể xây dựng sự tự tin.

Nhiều người đàn ông và phụ nữ tự tin xây dựng sự tự tôn và niềm tin để đối mặt với thử thách và nghịch cảnh, kể cả khi họ không chắc chắn về bản thân. Khi gặp phải những thử thách này, họ xây dựng thêm sự tự tin ở bản thân, giúp họ đối mặt với những thử thách lớn hơn trong tương lai.

2) Thể hiện năng lực làm chủ:

Có trách nhiệm theo đuổi công việc đến khi được hoàn thành – và làm việc với sự tận tâm và tập trung – chính là phong cách làm việc như một ông chủ.

Thay vì nhìn nhận vấn đề là do lỗi của người khác, thì một doanh nhân sẽ nhận đó là lỗi của mình và sẵn sàng tìm kiếm giải pháp.Họ còn sửa chữa sao cho nó tốt hơn trước kia, và họ luôn tìm cách giải quyết vấn đề thay vì bỏ mặc. Dù tinh thần làm chủ sẽ tạo nên một nhân viên xuất sắc, thì một doanh nhân sẽ biết rằng, một mục tiêu không nên là gánh nặng với quá nhiều trách nhiệm.

Thay vì cố gắng kiểm soát tình hình, một doanh nhân sẽ hướng dẫn người khác đứng ra nhận trách nhiệm. Bằng cách này, người doanh nhân có thể xây dựng tinh thần trách nhiệm cho từng cá nhân với mục tiêu cao nhất là theo đuổi lợi nhuận, hiệu quả làm việc của đội ngũ và sự thành công chung.

3) Kỹ năng giao tiếp:

Một doanh nhân phải nhận thức được rằng tài sản quan trọng nhất của bất cứ doanh nghiệp nào chính là nhân tố con người. Nguồn nhân lực, dù là khách hàng, nhân viên, đối tác chiến lược, đều sẽ xây dựng hoặc phá huỷ doanh nghiệp, và sự giao tiếp chính là chìa khoá để xây dựng những mối quan hệ thành công giữa người với người.

Người doanh nhân luôn nỗ lực để cải thiện kỹ năng giao tiếp, dù là lời nói, chữ viết, hoặc ngôn ngữ cơ thể. Và để hỗ trợ cho hoạt động giao tiếp, người đó có thể tận dụng tất cả công cụ và nguồn lực của bản thân. Những nguồn lực đó có thể là những lớp ngoại ngữ, lớp đào tạo thuyết trình, workshop, cải thiện kỹ năng viết văn bản, kỹ năng đàm phán, xây dựng tuyên ngôn về sứ mệnh, hoặc xây dựng các chính sách cho doanh nghiệp.

Trên hết, một doanh nhân xây dựng kỹ năng lắng nghe để có thể thực sự nghe thấu những gì mà người khác đang cố trình bày, vì một người giao tiếp tốt cũng là một người lắng nghe tốt.

4) Đam mê học hỏi:

Các doanh nhân thường là “những người tự học”, điều đó nghĩa là những kiến thức họ học được không phải từ trường lớp, mà thông qua tìm kiếm thông tin, đặt câu hỏi và tự đọc, cũng như tự nghiên cứu. Họ cũng rút ra bài học rất nhanh từ sai lầm của mình, điều đó nghĩa là họ sẽ không lặp lại sai lầm ngớ ngẩn hoặc bị cái tôi tác động, hoặc không nhìn thấy lỗi lầm từ người khác, hoặc hấp tấp hay đánh giá sai.

Để học, hãy dạy lại cho người khác. Và để lãnh đạo, thì hãy đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm lại cho người khác, một doanh nhân luôn không ngừng nỗ lực học hỏi nhiều hơn và tiếp thu những kiến thức ở cấp độ cao hơn.

Với đam mê học hỏi, một doanh nhân thực thụ sẽ tạo ra một môi trường gồm những người hiểu biết hơn họ, hoặc có những chuyên môn khác với họ. Họ luôn cảm thấy thích thú khi được tiếp thu những góc nhìn và quan điểm của những người khác với họ. Bằng cách này, họ tiếp tục làm giàu kiến thức cho bản thân, đồng thời phát triển kiến thức bằng cách chia sẻ lại với những người xung quanh.

Phẩm chất quan trọng cần có của một doanh nhân
Không một doanh nhân nào lại không coi trọng đội ngũ của mình

5) Coi trọng tinh thần đội ngũ:

Những người tự xây dựng doanh nghiệp cho riêng mình nhưng không tối ưu hoá năng lực đội ngũ sẽ phải làm việc mà không có đội ngũ hỗ trợ, trong khi công việc vẫn phải hoàn thành. Họ phải gánh trên vai toàn bộ gánh nặng, và họ đánh đổi công việc cũ để sang một công việc mới khó khăn hơn, để có thể tự kinh doanh. Sự khác biệt đó là, khoản đầu tư mới này sẽ mang nhiều rủi ro về tài chính và cá nhân.

Mặt khác, một người biết tận dụng sức mạnh của đội ngũ sẽ biết cách sử dụng đội ngũ để tạo ra sức mạnh đồng bộ và những mối quan hệ chất lượng. Một chiếc đũa thì dễ dàng bị bẻ gãy, nhưng một bó đũa thì cứng hơn rất nhiều và khó có thể bị bẻ. Điều này cũng đúng với doanh nghiệp: Những doanh nhân thành công sẽ xây dựng đòn bẩy cho đội ngũ để cùng thực hiện những công việc khó khăn.

6) Chú trọng hệ thống:

Như một tài liệu được xây dựng bài bản, một hệ thống tốt sẽ giúp tạo ra những kết quả tốt đẹp, nhưng ta không phải đầu tư nhiều nguồn lực và công sức. Các doanh nhân nên phục thuộc vào hệ thống thay vì phụ thuộc vào con người, và họ tìm kiếm giải pháp về hệ thống trước khi tìm kiếm giải pháp về nhân sự. Nếu một nhân sự làm việc hiệu quả bị ốm hoặc nghỉ việc, thì công việc đó sẽ bị đình trệ. Nhưng nếu hệ thống được xây dựng để giúp công việc diễn ra trôi chảy, bất cứ ai cũng có thể tiếp quản và làm đúng quy trình để hoàn thành công việc.

Tương tự, khi cần phân tích và giải quyết vấn đề, người doanh nhân sẽ phải phân tích và nghiên cứu hệ thống, vì một lỗi trong hệ thống sẽ gây ra lỗi trong kết quả. Thiết kế, áp dụng và tinh chỉnh hệ thống là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất của doanh nhân.

7) Sự cống hiến:

Một doanh nhân cống hiến hết mình để hoàn thành kế hoạch, đặt được tầm nhìn và ước mơ, mục đích thông qua doanh nghiệp của mình. Một trong những lý do lớn nhất khiến các doanh nghiệp thất bại, đó là vì họ đã đánh mất sự tập trung. Tái tập trung vào mục tiêu, làm rõ đích đến, điều chỉnh thương hiệu, và giảm thiểu sai lầm. Bất kể nỗ lực là gì, nếu một doanh nhân “duy ý chí” và chỉ cống hiến cho công việc, họ sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được kết quả.

8) Lòng biết ơn:

Sự biết ơn đối với những gì chúng ta có được sẽ giúp ta nhận được nhiều hơn, và một lý do khiến điều đó trở thành sự thật đó là những người trân trọng những gì họ nhận được. Họ tôn trọng và sẽ nuôi dưỡng điều đó. Họ làm hết sức để điều đó phát triển, thay vì bỏ qua.

Người doanh nhân không bao giờ coi mọi thứ là mặc nhiên. Họ có được sự nhanh nhẹn và linh hoạt, dễ dàng thích nghi với yêu cầu và những sự thay đổi, và tạo ra cho họ lòng biết ơn để nhắc nhở họ rằng sự giàu có và thịnh vượng không phải chỉ là vật chất. Mà là sự viên mãn, sự hài lòng, và cảm giác thoả mãn khi đạt được thành tựu nào đó hoặc đóng góp được điều gì đó.

9) Sự lạc quan:

Sự lạc quan là điều thiết yếu đối với một doanh nhân. Họ chỉ coi những sai lầm giống như “học phí” để rút ra bài học và kinh nghiệm giá trị. Sự hấp tấp trong quá khứ, những thất bại, những sự bất mãn sẽ không ám ảnh họ trong hiện tại hay tương lai. Và khi mọi việc diễn ra thuận lợi và doanh nghiệp phát triển tốt, điều này sẽ càng thúc đẩy sự lạc quan và tư duy tích cực của doanh nhân, tạo nên đà vận động để đạt được những thành quả lớn hơn trong tương lai.

10) Giao lưu xã hội:

Vì con người là trọng tâm của doanh nghiệp, người doanh nhân cần cởi mở với các mối quan hệ xã hội. Họ sẽ thích thú chia sẻ các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ , và điều đó lan toả sang nhân viên, khách hàng và bạn bè của họ, cũng như những mối quan hệ ngoài doanh nghiệp.

Những người đang nỗ lực để trở thành doanh nhân cũng cần nắm bắt những cơ hội để làm điều họ thích. Các chuyên gia về nhân sự, cố vấn, và các nhà tâm lý học đều thống nhất rằng nhưng người được làm công việc họ yêu thích sẽ đạt được mức độ thành công cao hơn và có được sự thoả mãn cao hơn. Những doanh nhân rút ra được bài học đó từ công việc cũ của họ sẽ trở thành những người vui vẻ cả trong công việc và ngoài công việc.

11) Lãnh đạo làm gương:

Người doanh nhân không chỉ biết tự tạo động lực cho bản thân, mà họ cũng cần có kỹ năng lãnh đạo người khác. Họ biết rõ tầm quan trọng của teamwork và nhu cầu được công nhận của người khác, họ hỗ trợ, khen thưởng cho nhân viên dựa trên điều đó.

Một lãnh đạo thực thụ không cố gắng trở thành người không thể thay thế – nếu thiếu họ thì doanh nghiệp sụp đổ, vì điều đó sẽ ngăn họ đạt được sự tự do và thịnh vượng. Người doanh nhân không lãng phí năng lực của nhân viên khi buộc các nhân sự làm việc dưới sự kiểm soát của họ.

Như cựu đại tướng Không Lực Hoa Kỳ – Perry M. Smith từng viết, “Những người lãnh đạo biết chia sẻ quyền lực và thời gian sẽ đạt được những kết quả vượt bậc. Những lãnh đạo xuất sắc nhất hiểu rằng nghề lãnh đạo chính là giải phóng tài năng của nhân sự; từ đó họ xây dựng quyền lực không phải thông qua sự ra lệnh, mà thông qua sự tôn trọng của người khác.”

12) Không ngại rủi ro, vươn đến thành công:

Nhiều người có thể đạt được thành công nếu họ nắm bắt nhiều cơ hội hơn. Trong số những người nắm bắt cơ hội và thành công, có những người cảm thấy ước mơ là vượt sức mình, vì vậy họ tự huỷ hoại sự thành công của mình bằng cách rút lui vào vùng an toàn nhỏ bé.

Như đã trình bày ở trên, tư duy của một người nhân viên là nhu cầu được an toàn và ổn định. Họ bị gắn với những thứ thân thuộc – Kể cả khi điều đó khiến họ phải từ bỏ ước mơ của mình – họ thiếu sự kiên nhẫn và tham vọng của một doanh nhân thực thụ.

Người doanh nhân không phải “miễn nhiễm” với nỗi sợ. Nhưng họ biết cách sắp xếp sự ưu tiên với cách tiếp cận cuộc sống để nỗi sợ thất bại, sự bất mãn, chán nản,… sẽ nhỏ hơn nỗi sợ thành công.

Nguồn: Bùi Cao Sơn

Shizuka

Shizuka xin chào các độc giả của Ambeaty! Hy vọng những thông tin mà Shizuka lượm nhặt để gửi tới bạn đọc sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng mong nhận được các góp ý của bạn đọc dành cho các nội dung Shizuka update trên trang web.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *