KHÁM PHÁ

Sự tích và nghi lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Theo phong tục tập quán của người Việt ta từ xưa tới nay, hễ cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời. Nghi lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Vậy tục lệ cúng Táo quân hằng năm có ý nghĩa gì? Nghi lễ và văn khấn như thế nào?  Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

Sự tích và nghi lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất
Sự tích và nghi lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Nội Dung Chính

Tìm hiểu sự tích ông Công ông Táo

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Thần Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ (theo Lão giáo Trung Hoa). Nhưng, tại nước ta đã được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – Vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc. Người dân xưa nay vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Tích của người Việt kể rằng, nàng Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi vẫn không có con. Chính vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nàng Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng người vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt,  Trọng Cao quyets lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của nàng Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy nàng Nhi nhảy vào đống lửa, chàng Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba người đều chết trong đám lửa.

Thấy vậy Ngọc Hoàng thương tình vì cả 3 người đều sống có tình có nghĩa nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công có trọng trách trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa có trọng trách trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ có trọng trách trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp hằng năm

Ý nghĩa tục lệ cúng ông Công ông Táo

Người Việt ta quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho cả gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến cứ vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Sự tích và nghi lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất
Sự tích và nghi lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Thông thường đồ cúng, đồ lễ chỉ đơn giản là bánh, kẹo và nước trà, với mong muốn Táo công “ngọt giọng”, nói những điều hay. Không cần thiết làm cả mâm cỗ và nếu làm cỗ mặn cũng không được đặt lên ban thờ, mà đặt ở cái bàn con bên dưới.

Lễ vật chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo thường có 3 chiếc mũ ông công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo. Trên thực tế cũng không cần thiết phải dùng đồ vàng mã này, bạn không sắm cũng không sao.

Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người dân vùng Bắc Bộ hay cúng con cá chép vàng còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng” tiễn ông Táo về trời. Sau khi cúng xong sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông suối.

Sự tích và nghi lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất
Sự tích và nghi lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Tại miền Trung Việt Nam, người dân thường cúng thêm một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Còn ở miền Nam thì người dân chỉ cúng đơn giản là mũ, áo và đôi hài bằng giấy.

Vị trí đặt đồ lễ cúng ông Công ông Táo

Vị trí đặt đồ lễ cúng ông Táo là trên ban thờ thần linh gia tiên, chứ không nên đặt đồ lễ ở ban thờ Phật và cũng không phải lập riêng ban thờ Táo quân.

Ở một số địa phương, nhất là miền Nam có xu hướng lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp. Đây là điều không cần thiết và không nên vì trong một nhà thờ nhiều thần linh sẽ hay xảy ra tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác về tình cảm, tình duyên…. Khi hương cháy đến 2/3 là có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh.

Thời gian cúng ông Công ông Táo 

Trước này dân gian cho rằng bắt buộc phải làm lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để ông Táo còn kịp báo cáo với Ngọc Hoàng. Tuy nhiên, điều này là không phải vì thực tế theo truyền thuyết đến tối ông Táo mới lên trời. Do đó, chúng ta có thể cúng trong ngày 23 hoặc nếu vì lý do thời gian có thể làm từ 21 đến 23 tháng Chạp.

Lưu ý rằng khi khấn ông Công, ông Táo đa phần không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay nhé!

Văn khấn cúng ông Công ông Táo 23 Tết âm lịch

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Xin giới thiệu bài cúng ông Công ông Táo phổ biến.

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm…… Canh Tý. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ

Tín chủ con tên là.   .. sinh ngày….. tháng….. năm… nguyên quán     … địa chỉ thường trú.     ..

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

(Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ)

Một vài lưu ý khi khấn ông Công ông Táo như sau:

-Sau khi cúng xong thì lại kính lễ đủ 9 lần

– Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi

-Chờ nhang cháy được 1/3 thì ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Trên đây là nguồn gốc, ý nghĩa, nghi lễ, văn khấn cúng ông công ông Táo cơ bản đầy đủ nhất. Hy vọng sẽ giúp ích gia đình bạn gìn giữ phong tục, tín ngưỡng dân gian của dân tộc….

Xem thêm:

=> Đây là 9+ loại cây cảnh chưng ngày Tết đem đến tài lộc cho gia chủ

=> Cúng giao thừa như thế nào? Cách cúng giao thừa Tết nguyên đán 2021

 

Loan Pham

Hello! Xin chào tất cả các bạn đọc của AMBEAUTY. Hiện Pham đang phụ trách tổng hợp thông tin kiến thức về thời trang, ẩm thực, làm đẹp, sức khỏe để chia sẻ tới bạn đọc. Hãy cùng Pham like và chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn bè và người thân nhé! Cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *