LÀM MẸ

Âm nhạc tác động như thế nào đến sự phát triển của trẻ mầm non?

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của âm nhạc đối với thế giới nội tâm của con người. Trong đó, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non có tác động rất lớn đến quá trình hoàn thiện về mọi mặt của trẻ. Chính vì vậy, âm nhạc tác động như thế nào đến quá trình phát triển của trẻ mầm non trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của các bậc phụ huynh.

Hiểu đúng về âm nhạc

am-nhac-tac-dong-nhu-the-nao-doi-voi-tre-mam-non
Âm nhạc đơn giản chính là âm thanh của cuộc sống

Âm nhạc không nhất thiết phải là những bản nhạc giao hưởng hoành tráng, những giọng ca cao vút đầy kỹ thuật hay những tiếng đàn của các nghệ nhân khổ luyện mấy chục năm. Âm nhạc đôi khi là tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy róc rách, tiếng lá xào xạc ngoài vườn, tiếng gà gáy sáng, tiếng huýt sáo của cha hay những câu hát ru à ơi của mẹ… Âm nhạc là âm thanh của cuộc sống, là tất cả những gì mà chúng ta nghe thấy hàng ngày.

Chính những âm thanh của tự nhiên đầy sinh động đó là nền tảng tạo nên thế giới âm nhạc mang tính học thuật trong trường lớp, trên sân khấu. Hiểu được âm nhạc là gì thì mới có thể cảm nhận được âm nhạc một cách đầy đủ, trọn vẹn và có ích nhất.

Âm nhạc tác động như thế nào đến sự phát triển của trẻ mầm non?

am-nhac-tac-dong-nhu-the-nao-doi-voi-tre-mam-non
Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ

Các nghiên cứu cho thấy, hoạt động âm nhạc là cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, cảm xúc, thẩm mỹ và hiểu biết xã hội. Riêng với việc giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non, thành công hay không được đánh giá dựa vào kỹ năng hát, biểu diễn, cảm nhận tiết tấu, cảm nhận âm nhạc, cũng như niềm yêu thích của trẻ đối với các hoạt động đó.

Thông qua về lắng nghe và hát những ca khúc, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được cải thiện tốt hơn. Trẻ vừa luyện được thính lực, vừa luyện được khả năng phát âm. Điều này không chỉ đúng với ngôn ngữ mẹ đẻ, mà còn có tác dụng tương tự với ngoại ngữ. Đây cũng là lý do nhiều nơi sử dụng bài hát như một cách hữu hiệu để dạy tiếng Anh, tiếng Trung và các loại ngôn ngữ khác.

Bên cạnh ca hát thì chơi nhạc cụ cũng là một phần quan trọng trong giáo dục âm nhạc ở trẻ mầm non. Chơi nhạc cụ giúp trẻ có thể phát huy năng khiếu âm nhạc một cách tối đa, có khả năng cảm nhận các âm thanh khác nhau, đồng thời tăng cường hứng thú hoạt động với đồ vật của trẻ. Đặc biệt việc phối hợp nhiều loại nhạc cụ khác nhau để hoàn thiện một bản nhạc đòi hỏi trẻ kết hợp theo nhóm. Nhờ vậy, kỹ năng làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác như chia sẻ, cảm thông, nhường nhịn, lắng nghe, giao tiếp… cũng có cơ hội được rèn luyện và phát triển từng ngày.

Có nên cho trẻ mầm non học âm nhạc?

Trên thực tế, có không ít phụ huynh cho rằng trẻ chỉ nên tập trung học kiến thức, chẳng hạn như Toán, Tập đọc, Tiếng Anh… những môn năng khiếu như âm nhạc, hội họa, võ thuật… đều không quan trọng, không giúp ích được cho tương lai của trẻ sau này. Đây là một lối tư duy hết sức sai lầm. Bởi muốn tiếp thu kiến thức tốt, trẻ cần phải thoải mái, được giải phóng tư tưởng. Gây quá nhiều áp lực chỉ khiến trẻ bị stress hay đối mặt với nguy cơ trầm cảm, tự kỷ mà thôi.

Ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới, các môn năng khiếu có tầm quan trọng không thua kém gì những môn kiến thức văn hóa, thậm chí còn được ưu tiên dành nhiều thời gian hơn. Đặc biệt, đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy, âm nhạc giúp kích thích trí não trẻ phát triển. Tiếp xúc với âm nhạc lành mạnh càng sớm, trẻ càng thông minh hơn. Tất nhiên, quyết định như thế nào là tùy thuộc vào quan điểm cũng như điều kiện của từng gia đình. Trên tất cả, vẫn là vì mục tiêu mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con./.

Xem thêm:

=> Hiểu đúng và bồi đắp phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) cho trẻ nhỏ

=> Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *