KHÁM PHÁ

Phong tục mừng tuổi ngày Tết và những kiêng kị khi lì xì cần phải biết

Mừng tuổi (Lì xì) ngày Tết Nguyên đán là phong tục truyền thống của người Việt Nam. Dù là Tết xưa hay Tết nay, phong tục này vẫn luôn được gìn giữ và trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết đến Xuân về. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, phong tục cổ truyền này ít nhiều bị lợi dụng, biến tướng, lệch lạc đi nhiều so với giá trị tốt đẹp vốn có cha ông để lại. Do đó, bảo tồn và phát huy phong tục truyền thống là một việc vô cùng ý nghĩa.

Xem thêm:

=> Đây là 9+ loại cây cảnh chưng ngày Tết đem đến tài lộc cho gia chủ

=> Cúng giao thừa như thế nào? Cách cúng giao thừa Tết nguyên đán 2021

Vào những ngày Tết, ở các nước Á Đông đặc biệt là Việt Nam người lớn thường tặng cho trẻ con một khoản tiền nho nhỏ, bỏ vào trong phong bao màu đỏ in hoa văn rất đẹp thường có ý nghĩa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, gọi là tiền mừng tuổi hay còn gọi  là tiền lì xì.

Nguồn gốc phong tục lì xì ngày Tết Nguyên đán

phong tục mừng tuổi ngày tết lì xì ngày tết
Tìm hiểu phong tục mừng tuổi ngày tết lì xì ngày Tết

Tục lì xì ngày Tết này bắt nguồn từ Trung Hoa. Tương truyền rằng: Ngày xưa ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bông cây, nào là hồ ly tinh, chuột tinh, sói già… Chúng luôn muốn ra ngoài để gây hại, nhưng bình thường luôn có các thần tiên ở hạ giới canh giữ chúng nên không con nào thoát ra ngoài được. Nhưng hễ tới đêm giao thừa tới, tất cả thần tiên đều phải về trời để phân công lại nhiệm vụ, thế là lũ yêu tinh có cơ hội tự do nhân lúc chuyển giao nhiệm vụ của các vị thần. Nhân cơ hội đó, có một loại yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa đi xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến trẻ giật mình, khóc lóc và sẽ bị bệnh sốt cao hoặc ngớ ngẩn…. khiến các cha mẹ lo lắng

Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho con yêu quái hại con mình. Một lần, có mấy vị tiên đi ngang nhà kia, hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ đứa trẻ. Cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền ấy vào vải đỏ. Khi yêu quái đến, những đồng tiền lóe sáng, nó sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền ra, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.

Còn theo những nghiên cứu khác, tục mừng tuổi ở Trung Quốc đã có từ đời nhà Tần. Thời đó, người ta dùng một sợi chỉ đỏ để xâu tiền thành một xâu theo hình con rồng hoặc thành kiếm để ở chân giường hoặc cạnh gối trẻ em. Xâu tiền đó gọi là tiền áp Tuế giống như cách gọi của người Trung Quốc ngày nay, có nghĩa là món tiền mừng cho đứa trẻ, với mong ước đứa trẻ được tiền, được lộc có thể vượt qua tuổi đó với những điều tốt lành và may mắn.

Xưa kia, ở Trung Hoa, tiền mừng tuổi thường là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi. Ngày nay, tiền mừng tuổi đầu năm, còn có ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe, may mắn, thành đạt được cho vào phong bao bằng giấy đỏ hoặc vải nhung đỏ, có những trang trí mang nghĩa cát tường, hạnh phúc và những câu chúc, an lành, phát đạt như “Hòa gia bình an”, “Kim ngọc mãn đường”, “Vạn sự như ý”… Vì vậy, tặng tiền áp Tuế còn được gọi là tặng Hồng Bao.

Vậy tại sao lại gọi là Lì Xì? Từ “lì xì” trong tiếng Việt, sử dụng phổ biến ở miền Nam, được cho là có nguồn gốc từ tiếng Trung Hoa, là cách đọc của từ “lợi thị” hoặc “lợi sự” (phát âm theo giọng Quan Thoại là li shi, theo giọng Quảng Đông là lì xì, lầy xì), có nghĩa gốc là một món đồ hay món tiền mang đến lợi lộc, vận tốt, vận may cho người được tặng. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho trẻ nhỏ.

Ở Việt Nam, mừng tuổi vốn chỉ là những đồng tiền xu bỏ trong phong bao giấy hồng điều, hoặc trang trí vàng son bắt mắt mà người lớn tặng cho trẻ con trong những ngày Tết. Khi được tiền lì xì trẻ sẽ vui cười và tiếng cười của trẻ có thể xua đuổi điều xấu. Vì vậy mừng tuổi cũng có ý nghĩa cầu may, cầu phúc trong năm mới.

Có thể nhiều bạn không biết, theo tục lệ ở một số địa phương thì người nhỏ tuổi không mừng tuổi người lớn hơn, vì vừa không đúng ý nghĩa, vừa bị cho là “hỗn”. Tuy nhiên, ngày nay, tục mừng tuổi đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà, để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an. Sáng sớm mồng một Tết hay ngày “Chính đán”, mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà trưởng họ để lễ tổ tiên chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhau. Xem thêm: Những phong tục truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của người Việt Nam

Những điều cần lưu ý và kiêng kị khi tặng tiền lì xì ngày Tết

– Nhét tiền mới vào trong phong bao lì xì: Năm mới, sử dụng tiền mới cho một sự khởi đầu tươi mới. Nó thể hiện sự thành tâm cầu chúc cho trẻ em, người già một năm mới tràn ngập những điều tốt đẹp, bỏ lại sau lưng những việc không hay của năm cũ.

– Không sử dụng bao lì xì cũ: Nhiều chị em hay giữ lại phong bao lì xì của con để tái sử dụng vào năm sau. Đó là lí do năm nay là năm con Khỉ mà có thể bạn nhận được phong bao con Ngựa hay con Dê, thậm chí còn in hẳn số năm rõ ràng. Điều này là một sự thiếu tôn trọng khi bạn đem đồ cũ tặng trong năm mới, cũng như không coi trọng người nhận.

– Chỉ nên sử dụng phong bao màu đỏ: Theo truyền thống phương Đông, màu đỏ mang năng lượng dương, là biểu tượng của hạnh phúc, may mắn và tài lộc. Trong dịp năm mới, từ nhà cửa, đồ trang trí, món ăn, quần áo,…mọi người đều chọn màu đỏ để hòa hợp với khí trời đầu xuân. Trên thực tế, ý nghĩa của việc tặng bao lì xì là chiếc phong bao màu đỏ, chứ không phải tiền bạc bên trong. Vì vậy, hãy lựa đúng màu sắc đỏ cho phong bao may mắn nhé. Xem thêm: Những điều kiêng kỵ tuyệt đối trong ngày mùng 1 Tết 2021

– Tặng bao lì xì nên để số tiền chẵn để tượng trưng cho ý nghĩa tốt lành: Để số lượng tiền chẵn bên trong phong bao lì xì vào dịp Tết mang ý nghĩa may mắn hơn là tiền lẻ. Tương tự cũng như vậy khi bạn bỏ tiền mừng đám cưới hay sinh nhật. Thậm chí, nhiều người chuộng để số tiền lộc phát như 88, 168 hay 168. Lưu ý, 40 nghìn đồng hoặc 400 nghìn đồng là những con số không nên đặt trong phong bao lì xì. Trong phong thủy, số 4 liên quan đến chữ “tử” nghĩa là cái chết, được coi là không may mắn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Ambeauty thì Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều….

– Không nên mở phong bao lì xì trước mặt người tặng: Trong văn hóa Á Đông, mở bất cứ món quà nào trước mặt người tặng cũng được coi là thiếu lịch sự. Tương tự như vậy, bạn nên dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì trước mặt người tặng. Đã có không ít trường hợp cả hai bên phụ huynh đều xấu hổ khi bé vùng vằng vì tiền lì xì quá ít.

– Luôn luôn chuẩn bị sẵn phong bao lì xì: Phong bao lì xì cần được chuẩn bị sẵn để tiện lì xì, tránh trường hợp gặp người bất chợt và muốn lì xì nhưng lại không có hoặc lúc đó mới bắt đầu đi kiếm phong bao lì xì.

– Nhận bao lì xì bằng 2 tay: Luôn luôn nhận phong bao từ người khác bằng cả hai tay để bày tỏ lòng cảm ơn và trân trọng. Thật bất lịch sự khi dùng một tay để nhận phong bao từ người khác.

– Những người đã làm ra tiền nên lì xì cho người khác: Theo truyền thống, nếu bạn là người đã bắt đầu làm ra tiền, đó là thời điểm bạn bắt đầu trải nghiệm việc sẽ lì xì cho người khác. Đây là cách bạn chia sẻ điều phước lành trong năm của mình cho người thân, bạn bè đồng thời đón những may mắn trong năm mới từ người khác. Thực chất, đây là quy luật cho và nhận mà ta nên tuân theo và số tiền lì xì phụ thuộc vào thu nhập của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là người chưa có gia đình thì cũng không nhất thiết phải lì xì cho người khác đâu nhé….

– Số tiền trong phong bao tránh con số 4: 40 nghìn đồng hoặc 400 nghìn đồng là những con số không nên đặt trong phong bao lì xì. Trong phong thủy, số 4 liên quan đến chữ “tử” nghĩa là cái chết, được coi là không may mắn. Con số thích hợp nên đặt trong bao lì xì là 8.

Phong bao lì xì tượng trưng cho sự kín đáo không so bì hơn thua. Tiền lì xì hay còn gọi là tiền mừng tuổi ý nghĩa chính không nằm ở số tiền mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc người già sức khỏe, trẻ nhỏ hay ăn chóng lớn, học hành tiến bộ. Tiền mừng tuổi nên xếp gọn gàng trong những phong bì đỏ là màu sắc tượng trưng cho sự may mắn. Thể hiện sự tế nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt.

Cha mẹ nên dạy cho các con hiểu về ý nghĩa của tục tặng bao lì xì và cho các cháu biết không nên mở lì xì trước mặt người nhận như vậy được coi là thiếu lịch sự đồng thời nên có thái độ trân trọng và vui vẻ khi được nhận lì xì. Mục đích của trao tặng nhau những phong bao lì xì kèm những lời chúc ý nghĩa là một nét đẹp văn hóa của người Việt;  không nên quan trọng mệnh giá tiền trong lì xì mà quan trọng là thái độ niềm nở, trân trọng.

Trên đây là sự tích về phong tục mừng tuổi (lì xì) ngày Tết và những kiêng kị khi mừng lì xì chúng ta cần phải biết để thực hành giữ gìn giá trị phong tục truyền thống của tổ tiên cũng như mang tới tài lộc, may mắn cho cả gia đình. Cầu chúc cho một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

(Tổng hợp)

Loan Pham

Hello! Xin chào tất cả các bạn đọc của AMBEAUTY. Hiện Pham đang phụ trách tổng hợp thông tin kiến thức về thời trang, ẩm thực, làm đẹp, sức khỏe để chia sẻ tới bạn đọc. Hãy cùng Pham like và chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn bè và người thân nhé! Cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *