LÀM ĐẸPSỨC KHỎE

Tầm quan trọng của nước: Phương pháp lấy lại sự tươi trẻ khỏe đẹp

Hiểu được vai trò quan trọng của nước đối với cơ thể, rèn luyện thói quen uống nước đúng cách để cơ thể khỏe khoắn, trẻ đẹp là nội dung mà Ambeauty hôm nay muốn chia sẻ tới bạn đọc. 

60-70% cơ thể chúng ta là nước. Thông thường người càng trẻ thì tỷ lệ nước trong cơ thể càng cao, theo thời gian, các tế bào mất nước dần dần. Khi còn là trẻ sơ sinh, tỷ lệ nước chiếm 70%-80%, khi trưởng thành tỷ lệ nước là 60%-70% và khi chúng ta già đi, tỷ lệ nước giảm còn 50%-60%.

Làn da căng mịn tương đương với tỷ lệ nước trong cơ thể (da trẻ sơ sinh căng mịn nhất, da người già thô ráp nhất). Đối với tỷ lệ nước trong lớp mô dưới da của trẻ sơ sinh lên đến 88%; đối với người ở độ tuổi 20, trẻ trung, khỏe mạnh nhưng chỉ có khoảng 68%; từ 60 tuổi, tỷ lệ này chỉ còn dưới 40%.

Nước tồn tại khắp mọi nơi trong cơ thể chúng ta, ngay cả những nơi chúng ta cảm thấy khô ráo nhất như móng tay, móng chân cũng chứa đến 15% là nước.

Nội Dung Chính

Vai trò quan trọng của nước đối với cơ thể

vai trò của nước đối với sức khỏe và làm đẹp
Nước có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người

– Là dung môi của các phản ứng hóa học trong cơ thể: Nước là dung môi sống, không có nước, rất ít các phản ứng hóa học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ không thể điều hòa và thực hiện được. Nhờ việc hòa tan trong dung môi trong hoặc ngoài tế bào, mà các chất hóa học của cơ thể sống có thể tồn tại và linh động thực hiện các chức năng cho cuộc sống.

– Là chất phản ứng: Nước tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể như phản ứng thủy phân, trong đó các phân tử có trọng lượng lớn như chất béo, protein, được phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn khi phản ứng với nước.

– Là chất bôi trơn: Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bào, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng…

– Điều hòa nhiệt độ: Nước có một vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Hơi nóng sinh ra do quá trình chuyển hóa, oxy hóa sinh năng lượng của các chất dinh dưỡng hoặc khi chúng ta thực hiện các hoạt động thể lực.

Nếu nhiệt độ sinh ra vượt quá nhu cầu duy trì nhiệt độ của cơ thể (37oC), nhiệt độ thừa sẽ được tỏa ra ngoài qua đường hô hấp và qua da. Khi nước bay hơi từ dạng nước sang dạng hơi, chúng hấp thu và mang theo nhiệt, quá trình bay hơi này làm mất nhiệt lượng của cơ thể. Quá trình này được gọi là bài tiết mồ hôi.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi cơ thể thiếu nước?

Nếu cơ thể thiếu nước, bạn sẽ gặp phải các dấu hiệu sau:

– Môi khô, nứt ra hoặc có khi bị chảy máu.
– Cảm thấy buồn ngủ và cơ thể mệt mỏi.
– Cảm giác khát nước.
– Chóng mặt và nhức đầu.
– Huyết áp bị giảm xuống.
– Các cơ bị đau nhức.
– Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.
– Khả năng nhận thức giảm và mất sự tập trung.
– Mất nước nghiêm trọng dẫn tới xỉu.

Có một số dấu hiệu khiến bạn nhầm lẫn với những dấu hiệu của bệnh, vậy cách tốt nhất là bạn kiểm tra nước tiểu nhé! Ngay khi cơ thể phát tín hiệu thiếu nước, các thụ thể cảm giác vùng dưới đồi của não sẽ gửi tín hiệu giải phóng hoóc môn chống bài niệu. Khi gửi tín hiệu tới thận, chúng tạo ra aquaporin – là các kênh nước cho phép máu hấp thụ và giữ lại nhiều nước hơn. Đó là lý do nước tiểu đặc và tối màu.

Mặt khác, việc cơ thể thiếu nước sẽ khiến các tế bào không thể bài tiết độc tố cũng như không được cung cấp đầy đủ oxy còn có nguy cơ xảy ra các biến đổi dị thường trong cấu trúc gen, dẫn đến biến đổi thành tế bào ung thư.

Tại sao thiếu nước da sẽ lão hóa nhanh hơn?

vai trò của nước đối với sức khỏe và làm đẹp
Uống gì để da đẹp và chống lão hóa? – Chính là uống đủ nước đúng cách

Xem thêm:

=> Làm đẹp tự nhiên: “Bí quyết” cho làn da trắng sáng hồng hào bằng dầu dừa

=> Tuyệt chiêu massage bụng đánh tan mỡ thừa giúp chị em giảm béo

Khi chúng ta không uống đủ nước, cơ thể sẽ quyết định bộ phận nào cần được ưu tiên cung cấp nước trước. Nơi được ưu tiên đầu tiên là “não bộ”. Não là trung tâm chỉ huy của cơ thể, chứa một lượng lớn các tế bào thần kinh và 85% là nước.

Nước được dùng làm vật trung gian để truyền đạt thông tin. Trong các tế bào thần kinh có các mạch nước siêu nhỏ, các vật chất được sinh ra từ não sẽ theo đường thủy này để truyền đạt mệnh lệnh đến các dây thần kinh ngoại biên trong toàn cơ thể.

Đó là lý do vì sao khi thiếu nước thì sẽ bị đau đầu, tổn thương ý thức, trí nhớ.Thứ hai là “phổi”. Thứ ba là các “cơ quan nội tiết” như gan, thận. Tiếp đến là cơ, xương. Bộ phận được cung cấp nước muộn nhất là “da”. Thế nên, khi có dấu hiệu lão hóa thì đầu tiên sẽ thể hiện trên da. Chính vì thế muốn làn da khỏe đẹp hãy uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, chị em có thể tìm hiểu thêm: Cách mát xa mặt giảm nếp nhăn chống lão hóa cho chị em

Hướng dẫn uống nước đúng cách

Uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Các bác sĩ đã nghiên cứu và đưa ra các ước lượng tương đối về lượng nước thích hợp với cơ thể chúng ta đây:

– Đối với người vị thành niên và trưởng thành:

Lấy số cân nặng chia cho 30. (Ví dụ: Mình cân nặng 55kg. Để tính lượng nước cần là 55:30 = 1,83l nước/ngày)

Tuy nhiên, đây là công thức tham khảo dựa trên trọng lượng của bạn khi chưa có các hoạt động. Mỗi ngày bạn luôn cần có hoạt động, những hoạt động khác nhau sẽ có lượng mồ hôi đổ ra không giống nhau, nhưng để ước chừng lượng nước bù vào sau khi đổ mồ hôi, các bạn cần nạp sau những lúc đó khoảng 250-350ml nước vào cơ thể nhé!

Đối với phụ nữ đang mang thai hay các mẹ đang cho con bú, việc bổ sung nước nhiều hơn mỗi ngày rất cần thiết. Vì vậy, bạn cần tăng lượng nước phải uống mỗi ngày của mình thêm khoảng 400-900ml nước tùy vào nhu cầu của từng người đấy!

Ngoài ra, hãy trừ hao khoảng 20% lượng nước cần uống mỗi ngày đã được bù đắp qua nước ép, trà, các loại trái cây chứa nhiều nước,… không kể “đồ uống” nhen! Uống nhiều đồ uống có đường sẽ làm cơ thể lão hóa nhanh vì mất nước đó!

– Đối với trẻ em dưới 14 tuổi:

150ml/kg cân nặng/ngày + nước bổ sung cho các hoạt động hoặc – nước khác (không kể đồ uống có đường).

Thời điểm nào uống nước tốt nhất?

Cùng tham khảo lịch uống nước sau từ các chuyên gia dinh dưỡng nhé:

– 7h: Uống nước sau khi ngủ dậy sẽ đánh thức và làm ấm cơ thể, uống trước buổi ăn sáng cũng làm giảm lượng calo hấp thụ trong ngày

– 9h: Uống một ly nước để bắt đầu buổi làm việc

– 11h30: Uống nước trước 30 phút bắt đầu bữa ăn trưa

– 13h30: Uống sau bữa ăn để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

– 15h: Uống nước lúc này để thư giãn tinh thần và tiếp tục cấp nước cho cơ thể.

– 17h: Uống nước lúc này sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, tránh ăn nhiều vào bữa tối

– 20h: uống nước sau bữa ăn tối và trước khi tắm 30 phút

– 22h: Uống nước trước khi đi ngủ sẽ đưa cơ thể về trạng thái thư giãn, góp phần tái tạo tế bào và hỗ trợ các cơ quan hoạt động buổi đêm.

**) Lưu ý nên uống không quá 200ml nước mỗi lần uống. Nếu tập luyện thể dục thể thao nên uống thêm một cốc nước sau 30 phút tập luyện để cấp nước nhanh chóng.

Uống nước đúng cách: Uống từng ngụm nhỏ, vừa miệng, ngậm và nuốt từ từ nhé!

vai trò của nước đối với sức khỏe và làm đẹp
Uống nước đúng cách có công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Thời điểm không nên uống nước

1. Ngay trước khi đi ngủ

Bạn sẽ phải thức dậy để đi vệ sinh và điều này làm gián đoạn đến giấc ngủ của mình đấy! Mặt khác còn ảnh hưởng tới thận, bởi ban đêm thận làm việc chậm hơn.

2. Giữa lúc đang tập nặng

Nên bổ sung 1 cốc nước trước giờ tập 15 phút, trong lúc tập, khát quá uống 1-2 ngụm nhỏ và nuốt từ từ.

3. Khi nước tiểu mất màu

Khi nước tiểu mất màu, trong veo, là thận đang cảnh cáo với bạn “tui mệt rồi à nhen” và cơ thể đang đập bàn cái bép: “thôi đủ rồi! tui dư nhiều nước rồi nhá!”. Đấy là khi cơ thể bạn bị thừa nước và điều này làm giảm đi nồng độ natri trong cơ thể chúng ta đấy!

4. Ăn đồ cay nóng

Cứ ăn cay, bị cay, chúng ta tìm tới nước để uống. Cảm giác cay, nóng rát đó là từ một phân tử có tên capsaicin gây ra. Và do tính chất phân cực, nước đã không làm giảm đi độ cay đó, ngược lại, nó khiến capsaicin phát tán khắp miệng và thậm chí tới cả thực quản.

5. Trong bữa ăn.

Vừa ăn vừa uống nước, đó là cách mà nhiều người sử dụng. Và trên thực tế, vấn đề vừa ăn cơm vừa uống nước luôn gặp nhiều tranh cãi tốt hay xấu. Nhưng có một điều, những người bị trào ngược dạ dày thực quản thì tuyệt đối không nên có thói quen này.

Đọc đến đây bạn sẽ thở dài: Ui, chỉ uống nước thôi mà sao mệt quá vậy? Túm lại là thế này ạ: Hãy rèn luyện cho mình Thói quen tốt: Phụ nữ cần bổ sung 2 lít nước, nam giới bổ sung 3 lít mỗi ngày. Nói chung, cần uống khoảng 1,5-2,5 lít nước mỗi ngày, uống từng ngụm nhỏ, cơ mà vài ngày mới lỡ có 1 lần nói nhiều, khát quá làm cốc bự uống ừng ực thì cũng không sao cả, không nên cầu toàn quá nhé! Không nên vừa ăn vừa uống, không nên uống nước ngay trước khi đi ngủ, không nên uống quá nhiều trong lúc tập thể thao.

Bí quyết để có một cơ thể trẻ trung, khỏe mạnh là ổn định môi trường bên trong cơ thể để phát huy hết khả năng tự chữa lành thương tổn hay khả năng miễn dịch bằng cách tuân theo hoạt động tự nhiên của con người, mối tương quan giữa các yếu tố ĂN, UỐNG, BÀI TIẾT, HÔ HẤP, VẬN ĐỘNG, NGỦ NGHỈ, TINH THẦN. Vậy, dù bạn có chế độ ăn uống, sinh hoạt cân bằng, hợp lý đến đâu; thải độc tích cực như thế nào nhưng cơ thể không hấp thu đủ nước cũng không đạt được hiệu quả tối ưu nhất đâu nhé!

(Tổng hợp)

Shizuka

Shizuka xin chào các độc giả của Ambeaty! Hy vọng những thông tin mà Shizuka lượm nhặt để gửi tới bạn đọc sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng mong nhận được các góp ý của bạn đọc dành cho các nội dung Shizuka update trên trang web.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *