KHÁM PHÁ

Cách cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng và những lưu ý từ A-Z

Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay. Ngay từ buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, dân tộc ta đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên, như: thần Đất, thần Mây, thần Mưa, than Gió, thần Sấm…Vì vậy hôm nay, cách cúng ngày vía Thần Tài ngày mùng 10 tháng Giêng chuẩn nhất sẽ được Ambeauty tổng hợp chia sẻ trong nội dung dưới đây, mời quý bạn đọc tham khảo.

Tín ngưỡng thờ thần trong văn hóa dân gian Việt Nam bắt nguồn từ tâm lý e sợ các hiện tượng tự nhiên mà họ chưa lý giải được trong thời điểm lúc bấy giờ. Đó cũng là tấm lòng bày tỏ sự tri ân đến các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh đã tạo cho người dân có được môi trường sống, và làm cho cuộc sống của họ được giàu có, sung túc và bình an. Tín ngưỡng thờ thần Tài cũng xuất phát từ tâm lý này.

Thần Tài trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam chúng ta là một vị thần mang đến cho gia chủ tài lộc, của cải, sung túc cho nên mỗi khi làm việc gì nhất là liên quan tới làm ăn, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Phổ biến nhất ở các của hàng kinh doanh thì thường xuất hiện bàn thờ Thần Tài hướng quay cửa.

Xem thêm:

=> Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam

=> Phong tục mừng tuổi ngày Tết và những kiêng kị khi lì xì cần phải biết

=> Đây là 9+ loại cây cảnh chưng ngày Tết đem đến tài lộc cho gia chủ

ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
Cách chúng Thần Tài trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Như vậy nguồn gốc thờ Thần Tài bắt nguồn từ đâu, và có từ bao cho đến ngày nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác và chắc chắn. Nhân dịp ngày vía Thần Tài sắp tới, Ambeauty xin phép tổng hợp và giới thiệu đến quý bạn đọc  sự tích, ý nghĩa, nguồn gốc, cách cúng thần Tài và những câu hỏi xoay quanh ngày vía Thần Tài mà chúng tôi lượm lặc nhằm góp phần lý giải về phong tục này để quý vị hiểu thêm nhé.

Nội Dung Chính

Ngày vía Thần Tài là ngày gì?

Vậy, ngày vía Thần Tài là ngày gì? Đối với tất cả những người đang kinh doanh buôn bán thì ngày vía Thần tài là ngày cực kỳ quan trọng, bởi ngày này không chỉ là ngày cảm ơn Thần tài đã phù hộ độ trì cho gia chủ trong năm qua, mà nó là ngày mong muốn đổi vía may mắn, vía Thần tài để cầu mong có thể làm ăn buôn bán thuận hòa, phát tài phát lộc. Chính vì vậy, những người làm ăn kinh doanh thường rất chú trọng cúng thần Tài không chỉ trong ngày vía thần Tài thôi đâu nhé.

Ngày vía Thần tài là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Thường lệ, vào ngày vía Thần tài này, gia chủ thường mua vàng để mong cầu may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh buôn bán của mình. Chính vì thế, trong những ngày này mà giá vàng thường cao hơn giá vàng thường ngày 1 chút, đặc biệt là ngày Vía thần Tài mồng 10 tháng Giêng, tuy nhiên mọi người cũng không nên quá mê tín mà lũ lượt rủ nhau đi mua vàng ngày này, gây những nhiễu loạn thị trường vàng, ảnh hưởng tới trật tự trị an xã hội….

Nguồn gốc của ngày vía Thần Tài

Chuyện rằng Thần Tài là thần thánh chỉ có trên trời, dưới trần gian không có. Đây là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu, do say quá nên Thần Tài bị rơi xuống dưới trần gian, chẳng may đầu bị va vào đá nên nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng ngài bị điên. Mọi người thấy vậy đã liền lột sạch hết quần áo mũ nón của Thần Tài đem đi bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.

Do sống trên thiên đình quen rồi nên Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang khắp nơi xin anh. Đi ăn xin thì gặp một nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì được chủ nhà mời vào ăn. Được chủ quán tốt bụng cho ăn nên ông ra sức ăn rất nhiều đặc biệt là ông rất thích thịt heo vịt quay, điều kỳ lạ lúc này là khi ông vào quán này ăn thì không biết từ đâu khách kéo đến nườm nượp đến, người chủ quán thấy lạ nên từ đó ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn.

Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng từ hôm thần Tài đến ăn quán bên này thì khách bên đó lại chuyển hết qua quán bên này ăn. Sau một thời gian người bán hàng đắt khách và cảm thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày lại được ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lại hay thích lang thang không tắm giặt gì cả.

Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn nữa và lại thấy hao phí đồ ăn cho một người ăn mày không đáng nên người chủ quán liền đuổi ông đi. Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy Thần Tài bị chủ quán bên kia đuổi thì liền mời Thần Tài vào ăn, cũng như lúc trước, khách hàng lại ùn ùn kéo đến ăn quán này rất đông. Mọi người thấy vậy nên ai cũng ra sức tranh giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để có thể kéo khách đến ăn đông, vậy nên mới có câu nói “Thần Tài gõ cửa”.

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đi mua lại quần áo, được mọi người dẫn đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc lại quần áo mũ nón vào thì Thần Tài sựt nhớ lại mọi chuyện trước kia và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và họ lập bàn thờ, tôn thờ ông từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới.

Ngày Thần Tài bay về trời cũng chính là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Do đó cứ hàng năm, hàng tháng dân gian điều lấy ngày mùng 10 làm ngày vía Thần Tài.

Ý nghĩa của việc thờ Thần Tài

Tượng Thần Tài ở Việt Nam được tạo hình theo ngày Tài Lộc Chân Quân có râu tóc bạc phơ, tay cầm đĩnh vàng, vẻ mặt tươi vui, phúc hậu…. Là vị thần mang yếu tố tâm linh và đời sống văn hóa của người Việt nói riêng và các quốc gia khu vực Đông Nam Á nói chung. Tuy có khác nhau ở hình ảnh, câu chuyện, nhưng cùng chung suy nghĩ và mong cầu. Người người thờ Thần Tài âu cũng là để mong muốn có công việc hanh thông, nhận nhiều may mắn trong việc kinh doanh buôn bán, gặp được người sẵn sàng trợ giúp cho mình, sự nghiệp làm ăn được thuận lợi, phát triển…..

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Đầu năm mới Tết cổ truyền, hầu hết các gia đình người Việt đều có lễ đón Thần tài theo phong tục dân gian cho rằng đầu năm cần chào đón thần tài từ thiên đình về hạ giới. Cụ thể: Mùng 2(AL) làm lễ đón Hỷ thần (thần may mắn, hạnh phúc), mùng 3(AL) đón Tài thần (thần tài lộc), mùng 4(AL) là đón tiếp các vị thần khác từ thiên đình về hạ giới, mùng 5 là ngày phá trừ, dỡ bỏ đồ cúng. Riêng với các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh buôn bán thì cúng thần tài hàng ngày, đặc biệt là ngày mùng 10 hàng tháng, trong đó quan trọng nhất là ngày mồng 1 tháng Giêng. Dưới đây là cách cúng ngày Vía Thần Tài trong ngày mồng 10 tháng Giêng đầy đủ và cẩn thận nhất, quý bạn đọc có thể tham khảo áp dụng:

Chuẩn bị lễ cúng ngày vía thần Tài 

Nơi cúng lễ: Việc làm lễ đón thần tài được cho là rất quan trọng vì theo dân gian, có đón thần tài mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm. Đối với người làm kinh doanh hay không làm kinh doanh đều làm lễ cúng giống nhau, chỉ khác là địa điểm thôi. Người làm kinh doanh thờ thần tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Còn người không kinh doanh có thể cúng thần Tài ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân “thổ địa” thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của thần tài. Lưu ý: Nhiều người cúng lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công…. điều này là không nên vì thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có “vãng vong”, dân gian gọi là vong lang thang vào phá nhà cửa. Vì thế, tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.

Thờ thần Tài bao nhiêu thì vừa? Nếu nhà đã có ban thờ thần linh, gia tiên thì không nên làm thêm ban thờ thần tài, như đã giải thích ở bài Nghi lễ cúng ông Công ông Táo. Việc thờ nhiều thần thánh trong nhà sẽ làm gia đình bất hòa, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác. Có nhiều nhà đặt cả Phật Di Lặc ngồi trên ban thờ thần tài, hay ban thờ thổ địa đặt riêng trên ban thờ thần tài… là không cần thiết và không nên, trong tâm linh điều này là bất kính. Trường hợp nếu gia chủ trót đặt nhiều ban thờ, nhiều bát hương nên làm lễ để thu gọn bớt lại.

Đồ lễ: Đồ lễ cúng đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí thì mới được thần tài chú ý nhé. Đa phần cúng chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch, hương sạch. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết.

Hương (Nhang): Việc thắp hương thì có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể nên không cần cầu kỳ quá. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn. Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa nghi thức thắp hương (nhang) trong đời sống tâm linh người Việt

Nước sạch: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc làm đổ lên bàn.

Hoa quả, đèn nến: Riêng cúng Thần Tài chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt nhé. Quả chọn thắp hương nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt… Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được;  Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện… vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Tham khảo: Lễ hóa vàng là gì? Nghi lễ và văn khấn lễ hóa vàng đầy đủ nhất

Bài văn khấn cúng trong ngày vía thần Tài

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là……………………………..Tuổi…………………………………….

Ngụ tại……………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……..tháng……..năm…………..(âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quản và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thân.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Vì sao mua vàng để cầu tài lộc ngày vía Thần Tài?

Đây là thắc mắc của khá nhiều người, bởi lẽ vào ngày vía Thần Tài mồng 10 tháng Giêng hằng năm người dân thường đổ xô đi mua vàng bởi với nhiều người tin rằng, mua vàng trong ngày vía Thần tài và cất vàng trong két, trong ví hay để ở những nơi gần gũi với gia chủ sẽ mang tới tài lộc, sung túc cho cả năm.

Theo tín ngưỡng dân gian, cứ vào ngày Vía Thần Tài, mọi người lại đi sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài để cầu xin làm ăn thuận lợi, phát đạt trong năm mới. Trong đó, việc mua vàng với mong muốn “buôn may bán đắt” là một phong tục không thể thiếu, bởi vàng là tượng trưng cho giàu sang và phú quý.

ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
Vào ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng người dân đổ xô đi mua vàng

Nhất là trong khoảng gần chục năm trở lại đây, vào ngày vía Thần Tài, tại các cửa hàng vàng thường xuyên xuất hiện cảnh hàng ngàn người xếp hàng mua vàng cầu may. Lượng người đổ đến cửa hàng vàng đông nghịt, bắt đầu từ 3-4 giờ sáng cho tới 12 giờ đêm. Thậm chí, nhiều người còn đi mua, hoặc đặt mua trước từ ngày mùng 9 tháng Giêng để tránh cảnh đông đúc.

Theo các chuyên gia vàng, trên thị trường hiện nay vàng thường được chia thành các loại như: vàng miếng, nhẫn tròn trơn và trang sức và dòng sản phẩm mỹ nghệ vàng… Tuỳ vào nhu cầu của từng người mà lựa chọn mua loại vàng nào cho phù hợp. Cụ thể, nếu khách chọn mua nhẫn tròn trơn 0,5-5 chỉ thì nên chọn loại ép vỉ để thuận tiện sau này mua đi bán lại sẽ không mất giá. Nếu mua nhẫn tròn trơn không ép vỉ khó xác định được chất lượng. Vì nhẫn tròn trơn gia công do những cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, không có đủ máy móc, công nghệ hiện đại nên có thể không đảm bảo đủ tuổi hay còn gọi là vàng non. Riêng với vàng miếng khi mua trên miếng vàng sẽ có số seri, được ép vỉ giống như vàng nhẫn tròn trơn.

Cúng có nhiều người mua vàng ngày Thần Tài chỉ với mong muốn cầu may, sau đó cất tủ tích lũy chứ không bán ra thì có thể mua những sản phẩm vàng hợp tuổi, hợp mệnh. Một lưu ý nữa là tuổi vàng. Với vàng nhẫn tròn trơn, tuổi vàng thường được khắc bên trong của nhẫn để khách dễ nhận biết. Do đó, khi đi mua vàng cần chú ý, tuổi vàng đúng chuẩn mặt bên trong của nhẫn sẽ có khắc số 999.9; còn nếu vàng non chưa đủ tuổi thường mặt bên trong sẽ khắc 999.0 (Có thể nhiều người không biết, loại vàng này thường có giá thấp hơn giá vàng 999.9 đấy nhé).

Đi mua vàng ngày lễ Thần Tài mồng 10 tháng Giêng dần đã trở thành việc cần thiết đối với người làn ăn buôn bán. Phải là vàng chứ không phải vật nào khác bởi vàng không chỉ mua để cầu may mà trong tâm lý, thói quen của người Việt từ ngàn xưa thì vàng vẫn được coi là kênh đầu tư và “giữ tiền” an toàn nhất. Ở nước ta, như một thói quan trong quản lý tài chính nên có rất nhiều gia đình luôn sở hữu một vài chỉ vàng đề phòng khi cần chi tiêu.

Trên đây là những kiến thức về Ngày vía Thần Tài mà chúng tôi tổng hợp chia sẻ tới bạn đọc. Ngoài ra quý vị còn có thể tìm hiểu thêm về Những phong tục truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của người Việt Nam. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích tới tất cả mọi người. Chúng tôi cũng hy vọng nhận được các góp ý mang tính xây dựng để bổ sung, điều chỉnh cho đúng hơn, chuẩn xác hơn. Xin cảm ơn!

Tổng hợp

Loan Pham

Hello! Xin chào tất cả các bạn đọc của AMBEAUTY. Hiện Pham đang phụ trách tổng hợp thông tin kiến thức về thời trang, ẩm thực, làm đẹp, sức khỏe để chia sẻ tới bạn đọc. Hãy cùng Pham like và chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn bè và người thân nhé! Cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *