SỨC KHỎE

Vì sao cỏ lúa mì là thực phẩm tốt cho sức khỏe?

Vì sao cỏ lúa mì được coi thực phẩm tốt cho sức khỏe? Hẳn là ai từng đọc quyển sách sức khỏe nổi tiếng “Bệnh tật ư, sao phải cam chịu” của Tiến sĩ Ann Wigmore đều nhớ ngay ra loại thực phẩm có tên là cỏ lúa mì. Bà cũng chính là người sáng lập ra Viện y tế Hippocarates đã phát động phong trào gieo trồng Cỏ lúa mì trong nhà để dùng làm nước ép, thực phẩm sử dụng hằng ngày, bảo vệ sức khỏe với quan điểm ‘’ cỏ lúa mì là thực phầm tự nhiên tốt cho sức khỏe’’ vì các tác dụng quan trọng dưới đây.

công dụng của cỏ lúa mì đối với sức khỏe
Công dụng của cỏ lúa mì đối với sức khỏe

Xem thêm:

=> Eat Clean là gì? Tất tần tật các câu hỏi về Eat Clean các bạn cần biết

=> Tầm quan trọng của nước: Phương pháp lấy lại sự tươi trẻ khỏe đẹp

Nội Dung Chính

Tác dụng của của lúa mì đối với sức khỏe

1. Ngăn ngừa và điều trị ung thư

Enzyme P4D1 và Acid Abscissic (ABA), được tìm thấy trong Cỏ lúa mì, chính là hệ thống miễn dịch của cơ thể của chúng ta trong việc phòng tránh ung thư, chúng có thể tấn công và dễ dàng tiêu diệt các tế bào ung thư. Theo một số nghiên cứu, axit abscissic là một thuốc chống ung thư, thậm chí với số lượng nhỏ, nó có thể chống lại bất kỳ bệnh ung thư nào. Nhiều vấn đề sức khỏe được cải thiện chỉ bằng cách sử dụng Cỏ lúa mì.Các enzym và các axit amin khác cũng được tìm thấy trong Cỏ lúa mì giúp tiêu hóa tốt, giảm huyết áp, phá vỡ các tế bào ung thư, hỗ trợ gan và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Các tế bào ung thư không thể phát triển mạnh trong một môi trường kiềm và được oxy hóa tốt. Nói tóm lại, Cỏ lúa mì là một thực phẩm tuyệt hảo dành cho các bệnh nhân ung thư vì nó giúp cung cấp một môi trường kiềm hóa cho các tế bào trong khi các tế bào Diệp lục cung cấp oxi cho cơ thể.
Chất chống oxy hóa, ví dụ: SOD, vitamin C, E, bioflavonoids, carotenoids và chất phytochemical khác và enzyme, cũng có rất nhiều trong Cỏ lúa mì. Chúng ngăn ngừa sự hủy hoại tế bào và những đột biến có thể dẫn đến ung thư hoặc đẩy nhanh sự lây lan của tế bào ung thư trong cơ thể. Trong thực tế, các enzym và các axit amin trong Cỏ lúa mì đã minh chứng trong việc khử hoạt tính benzopyrene gây ung thư được tìm thấy trong thịt và cá khói được nướng trên than củi.

2. Điều trị thiếu máu

Chất diệp lục có cấu trúc phân tử tương tự như Hemoglobin tạo ra hồng cầu trong cơ thể, nên sử dụng Cỏ lúa mì rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu. Chất diệp lục ở Cỏ lúa mì xây dựng lại các mạch máu. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một số porphyrins (cấu trúc bao quanh trong chất diệp lục) kích thích sự hình thành của các phần protein của phân tử hemoglobin. Điều này giải thích tác dụng của chất diệp lục trong sản xuất máu. Hơn nữa chất diệp lục, sắt, niacin (B3), cyanocobalamin (B12), axit folic, đồng, kali và protein trong Cỏ lúa mì, tất cả đều tham gia trong sản xuất hồng cầu khỏe mạnh, làm cho Cỏ lúa mì là một phương thuốc tuyệt vời cho bệnh thiếu máu và rối loạn máu khác.

3. Ngăn ngừa và chữa trị tiểu đường

Ngoài những công dụng trong việc giúp cải thiện hễ miễn dịch, giải độc gan… thì cỏ lúa mì còn thực sự tốt cho những ai không may bị tiểu đường. Mỗi khi sử dụng Cỏ lúa mì trước mỗi bữa ăn, chất xơ sẽ kiểm soát sự hấp thụ đường và cholesterol từ thực phẩm. Điều này giúp ngăn chặn sự gia tăng đường huyết đột ngột của bệnh nhân đái tháo đường sau mỗi bữa ăn.Cỏ lúa mì chứa hàm chứa lượng magiê cao bởi lẽ khoáng chất này có hầu hết trong chlorophyll (Diệp lục). Lượng magiê này đã cải thiện độ nhạy insulin. Được biết, Nồng độ magiê đóng một vai trò khá quan trọng trong việc trì hoãn sự công kích của bệnh tiểu đường ở giai đoạn 2 và có khả năng tránh được các biến chứng tàn phá của nó – bệnh tim mạch, bệnh lý võng mạc và bệnh thận. Xem thêm: Nguyên tắc dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

4. Giải độc gan, thanh lọc cơ thể

Trong cơ thể con người, hồng huyết cầu có nhiệm vụ chuyển tải dưỡng khí cho cơ thể với chất sắt (Fe) là nhân tố của hồng huyết cầu, trong khi magnesium (Mg) là nhân tố của Chlorophyll. Những ưu điểm của chlorophyll đã khiến Cỏ lúa mì có khả năng bổ gan, hoá giải các độc tố và tiêu trừ các chất độc trong máu. Ngoài ra cỏ lúa mì cũng có khả năng tái tạo hồng huyết cầu nhanh chóng cho cơ thể và cải thiện chức năng của gan cùng tim mạch trong hệ thống huần hoàn một cách tự nhiên. Chlorophyll có tác dụng bảo vệ và phục hồi gan. Khác với hàng trăm loại enzyme có trong Cỏ lúa mì cung cấp (enzyme ngoại sinh có nghĩa lấy từ bên ngoài), các hợp chất của Chlorophyll hỗ trợ sản xuất enzyme cho cơ thể (gọi là chất nội sinh). Những enzyme này giải phóng chất độc có thể gây ra bệnh ung thư gan. Gan cũng sử dụng những chất enzyme này để thực hiện chức năng của nó là giải độc cho cơ thể. Ba hợp chất được tìm thấy nhiều nhất trong Cỏ lúa mì giúp gan phát triển và khỏe mạnh là Choline ngăn ngừa tích tụ chất béo trong gan, Magie giúp thanh lọc các chất béo và Kali có chức năng tương tự như một loại thuốc bổ và chất kích thích.

5. Trị táo bón

Chất xơ trong cỏ lúa mì hoạt động giống như một miếng bọt biển trong hệ thống tiêu hóa, mở rộng kích thước của nó bằng cách thu thập nước và sản xuất số lượng lớn, kích thích ruột để di chuyển (giống sóng chuyển động gọi là nhu động ruột) và thúc đẩy loại bỏ các chất thải hoặc đi cầu. Nhiều enzyme tìm thấy trong cỏ lúa mì giúp tiêu hóa nhanh hơn và phân tích về thực phẩm trong dạ dày, mà cũng hỗ trợ trong việc thúc đẩy phong trào ruột.

6. Phục hồi vết thương

Chất diệp lục trong cỏ lúa mì là chất kháng khuẩn và có thể được sử dụng bên trong và bên ngoài cơ thể như một phương pháp chữa lành vết thương một cách tự nhiên. Cỏ lúa mì có thể giúp chữa lành tình trạng da xấu, vết loét nhỏ và nặng, vết lở do bệnh tiểu đường gây nên cùng những vết bỏng. Ngoài ra còn có tác dụng sấy khô, làm giảm mùi của các vết thương bị nhiễm bệnh và kích thích sự mọc da từ những vết bỏng. Một số nha sĩ thậm chí còn khuyên bệnh nhân của họ nên dùng nước ép cỏ lúa mì để súc miệng trong 5 phút sau khi nhổ răng để phòng ngừa nhiễm trùng và nhanh lành bệnh hơn. Các chất enzyme P4D1, D1G1 và Super Oxide Dismutase (SOD) giúp chống viêm có đặc tính ửng đỏ, sưng tấy và nóng.

7. Tăng cường thể lực, cải thiện hệ miễn dịch

Cỏ lúa mì được gọi là Vua thực phẩm kiềm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại rau quả. Cỏ lúa mì chứa nhiều vitamin nhóm B,C,E, hơn 100 enzyme, 17 loại amino acid và trên 10 loại khoáng chất. Tất cả những chất này đều rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, giúp chống viêm, giải độc cho cơ thể. Uống nước ép cỏ lúa mì có khả năng thẩm thấu vào mạch máu trong vòng 20 phút nếu được dùng vào lúc bao tử còn trống rỗng. Có thể nói dùng nước ép cỏ lúa mì hàng ngày là một phương cách bồi bổ cơ thể một cách mau chóng và dễ dàng. Trong cỏ lúa mì chứa một hàm lượng cao chlorophyll (Diệp lục), các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E… Những thành phần này có khả năng tiêu diệt các gốc tự do (vốn được cho rằng làm tăng sự suy thoái của hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy quá trình lão hóa).

8. Giảm béo tích cực, không tác dụng phụ

Cỏ lúa mì được coi là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời trong quá trình giảm cân. Cỏ lúa mì rất giàu chất dinh dưỡng, rất it calo và không có chất béo. Nó giúp cho cơ thể vẫn đủ nguồn dưỡng chất, không mệt mỏi trong quá trình ăn kiêng. Nước ép cỏ lúa mì cung cấp năng lượng nhanh chóng, giúp cơ thể khỏe mạnh và ổn định. Bộ máy điều khiển chứng thèm ăn trong não sẽ ngưng hoạt động một khi cơ thể đã kiểm soát được những đòi hỏi về dinh dưỡng.Các chất xơ trong nó có tác dụng làm căng phồng tạo cảm giác no. Cỏ lúa mì còn ngăn cản hình thành axit trong cơ thể bằng cách cung cấp các khoáng chất kiềm và chlorophyll. Khi có quá nhiều axit, cơ thể đẩy axit đến các tế bào chất béo. Càng nhiều axit trong các tế bào mỡ, càng khó đốt cháy mỡ và giảm cân. Nó chứa hơn 90 loại enzym giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo.

9. Khử mùi hôi cơ thể

Diệp lục có khả năng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra mùi hôi, Vì vậy cỏ lúa mì có thể che giấu và loại bỏ mùi tỏi và chống lại các mùi hôi từ hơi thở, cơ thể và mùi hôi kinh nguyệt. Vi khuẩn gây mùi hôi không thể sống thiếu không khí và bị tiêu diệt bởi các thành phần tạo chất diệp lục. Để có hơi thở thơm tho, hãy súc miệng bằng 1 lượng nhỏ nước ép cỏ lúa mì hoặc nhai Cỏ lúa mì tươi. Bạn cũng có thể chải lưỡi bằng bàn chải được ngâm trong nước ép cỏ lúa mì.

10. Làm đẹp da, chống lão hóa

Cỏ lúa mì rất có lợi cho lớp da bên ngoài và lớp biểu bì bên dưới của da. Nó trợ giúp rất tốt điều trị các bệnh: ngứa, ngộ độc da, dị ứng, ghẻ lở, eczema và thậm chí trong điều kiện gây ra bởi côn trùng cắn hoặc nhiễm trùng. Nước ép cỏ lúa mì chữa mụn trứng cá và thậm chí còn giúp loại bỏ những vết sẹo trên da. Nước ép Cỏ lúa mì là một chất tẩy rửa và chăm sóc da tuyệt vời. Có thể sử dụng nước ép, bột, bã ép Cỏ lúa mì với nước ấm trong bồn tắm ngâm cơ thể trong 15-20 phút. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua da giúp da sáng,khỏe, đẹp lên trông thấy. Ở các Spa người ta sử dụng cỏ lúa mì kết hợp với mật ong và vài giọt chanh tươi để chăm sóc da là biện pháp làm trắng da tự nhiên hiệu quả. Không những làm cho da trắng hồng một cách tự nhiên mà còn làm se khít các lỗ chân lông, thổi bay các vết nám.

Tác dụng của của lúa mì đối với sức khỏe
Tác dụng của của lúa mì đối với sức khỏe

Hướng dẫn trồng của lúa mì tại nhà

Cách 1: Trồng theo phương pháp truyền thống

Bước 1. Ngâm hạt giống
– Rửa hạt, chà xát nhẹ tay (nên đeo bao tay trong toàn bộ quá trình tiếp xúc với hạt)
– Ngâm hạt với backing soda trong 10-15 phút.
– Ngâm hạt trong nước sạch từ 4 – 5 tiếng
– Tuyệt đối không ngâm quá 12 tiếng, hạt sẽ bị hư thối.

Bước 2. Ủ hạt
– Rửa hạt lại trước khi ủ (rửa nhiều lần cho đến khi nước trong)
– Đổ hạt đã ngâm ra rổ, phủ một lớp giấy ăn hoặc khăn ướt lên hạt rồi tưới đẫm nước ngày 2-3 lần dưới vòi nước sạch. (Không ủ hạt quá dày, quá nhiều, hạt k thoát nước hết sẽ bị ủng)
– Khoảng 24-36 tiếng (tùy thời tiết), hạt bắt đầu nảy mầm và mọc rễ

Bước 3. Gieo hạt giống
-Trường hợp trồng bằng đất, nên sử dụng đất sạch, cho vào khay dày từ 5-7 cm (yêu cầu: đất sạch, có dinh dưỡng, có độ thoát nước tốt)
– Rải hạt vào khay thật đều, dày vừa (không dày quá, cây mọc sát nhau quá k thoát nước tốt), sau đó rải thêm một lớp đất mỏng 1-2 cm
– Dùng bình phun tưới đẫm nước đều cả khay trồng. Sau đó dùng giấy báo hoặc bìa cát-tông đậy lại tránh ánh sáng. Hàng ngày phun 4-5 lần (mở giấy báo ra trước khi tưới nước)
– Khi cây mọc cao được 1-2 cm: không cần che đậy và chuyển khay ra nơi có ánh sáng (k cần ánh sáng trực tiếp, sẽ dễ bị cháy lá) để cây quang hợp và phát triển. (Tức là trồng cỏ lúa mì ở ban công hoặc sân, hiên nhà có mái che)

Bước 4. Tưới nước
– Cỏ lúa mì phát triển rất nhanh và cần phun tưới đều đặn hằng ngày 2-3 lần một ngày. Từ ngày thứ 6-7 trở đi chỉ cần tưới 1-2 lần.
– Lưu ý: Chỉ sử dụng nước sạch để tưới đẫm nước nhưng tránh gây úng ngập cho hạt (theo dõi, quan sát đất để xem mức độ thoát nước, đủ ẩm hay thiếu ẩm)
– Nếu thấy có hạt bị nấm mốc, nhặt bỏ các hạt mốc đó để chúng k lây lan. Có thể pha thêm backing soda vào nước tưới để diệt khuẩn (1 thìa canh backing soda + 2 lít nước)

Bước 5. Thu hoạch
Chúng ta có thể thu hoạch cỏ lúa mì sau khoảng từ 6-13 ngày, kể từ lúc gieo hạt vào khay.
– Cắt phần thân Cỏ lúa mì cách rễ từ 0,5 -1cm.
– Rửa sạch, loại bỏ các hạt bị hư, lép và chế biến thành nước ép để sử dụng.
– Có thể dùng cả rễ và cỏ.
– Nếu chưa dùng hết, có thể cho cỏ vào ngăn đá tủ lạnh để sử dụng dần hoặc ép tất cả rồi cấp đông nước ép.
– Nên trồng gối đầu để luôn có cỏ uống mỗi ngày.

Bước 6. Ép nước
– Ép bằng máy ép chậm trục đứng (Kuvings), trục ngang (Lexen, Omega) hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc bỏ bã để uống.
– Thu hoạch đến đâu, ép và uống luôn đến đó để bảo đảm không bị mất các dưỡng chất và enzyme..
– Có thể ép, xay chung cùng một số loại rau củ như chuối, dừa, thơm (khóm), cà rốt, táo, nho … Nhưng tuyệt đối KHÔNG ép hay pha chung với cam, chanh, muối vì sẽ làm mất enzyme quý trong cỏ lúa mì.
– Phần bã sau khi ép có thể tận dụng để đắp mặt làm đẹp da, trị mụn, giảm vết thâm nám.

=> Tham khảo: Các loại nước ép giúp da khỏe đẹp

Cách 2: Trồng bằng phương pháp thủy canh

Bước 1. Ngâm hạt trong 4 – 5h
Bước 2. Ủ hạt trong khăn ẩm 24-30 tiếng ở chỗ tối
Bước 3. Hạt sau khi ủ nảy mầm và ra rễ thì bỏ ra.
Bước 4. Chuẩn bị 1 cái rổ và 1 cái dĩa (khay) sao cho phần đáy của rổ nằm lọt trong phần lõm của cái dĩa (khay)
Bước 5. Rải hạt đều lên đáy rổ nhựa, và đặt cái rổ vào dĩa (khay).
Bước 6. Phun nước cho hạt, phủ hạt bằng giấy báo để tránh mất nước và tránh ánh sáng
Bước 7. Hạt nảy mầm cao khoảng 2cm thì cho ra ngoài ánh sáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
Bước 8. Phun tưới ngày 2- 3 lần. Nước đọng trong dĩa (khay) hàng ngày đổ đi, rửa sạch ngày 2-3 lần
Bước 9. Khoảng 8-10 ngày là thu hoạch, mang rửa và ép lấy nước.

Lưu ý: Bí quyết cho cỏ lúa mì tươi lâu là dùng bông gòn/giấy ăn (giấy lụa) quấn quanh cỏ lúa mì và xếp thành từng lớp mỏng (càng mỏng càng tốt để bạn chế tối đa hơi nước) . Cứ 1 lớp cỏ lúa mì mỏng lại 1 lớp giấy lụa/bông gòn. Bằng cách này, cỏ lúa mì sẽ để đc 5-7 ngày ở ngăn mát tủ lạnh mà vẫn xanh tươi.

Nguồn: Sưu tầm từThùy Biên – Hội thải độc


🛒SHOP DEAL HOT MOI NGAY – CHÍNH HÃNG 100%
🏢Địa chỉ: Ngõ 73 Hoàng Ngân – Thanh Xuân – Hà Nội
👉Truy cập Cửa hàng Online: https://shorten.asia/5XAzzPP

Chúc Quý Khách có trải nghiệm Mua sắm Online An Toàn – Tiện Lợi – Tiết kiệm!

Shizuka

Shizuka xin chào các độc giả của Ambeaty! Hy vọng những thông tin mà Shizuka lượm nhặt để gửi tới bạn đọc sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng mong nhận được các góp ý của bạn đọc dành cho các nội dung Shizuka update trên trang web.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *